5/5 - (2 bình chọn)

Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu là tên gọi chung các bệnh lý của phần nướu (lợi) xung quanh răng, trong đó thường gặp nhất là viêm nướuviêm nha chu.

Trong chuyên môn nha khoa, nha chu là các mô xung quanh răng để nâng đỡ cho răng (“nha” là răng, “chu” nghĩa là xung quanh). Nha chu không phải là tên bệnh lý, và không chỉ có phần nướu răng, nó bao gồm:

  • Nướu răng
  • Dây chằng nha chu
  • Xê măng chân răng
  • Xương ổ răng

(theo Wikipedia).

Bệnh nha chu
Bệnh nha chu thường được gọi là bệnh nướu răng, rất phổ biến mà hầu hết mọi người đều mắc phải

Viêm nướu là gì?

Viêm nướu là tình trạng nướu bị viêm nhiễm, thường do vi khuẩn. Nếu không được điều trị, nó có thể trở thành một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn được gọi là viêm nha chu.
Theo ADA – Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, viêm nha chu là những nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn. Bệnh lý nhiễm trùng nha chu có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tốn kém nhiều chi phí cho điều trị hoặc trồng răng.

Viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương sâu xuống mô mềm bên dưới viền nướu răng. Nếu không điều trị, nó có thể phá hủy xương nâng đỡ răng của bạn, theo Mayoclinic.
Viêm nha chu có thể làm lung lay răng và dẫn đến mất răng. Diễn tiến của bệnh có thể từ từ gọi là viêm nha chu mãn tính, hoặc rất nhanh gọi là cấp tính – gây áp xe nha chu và đau nhức răng dữ dội.

Nguyên nhân gây ra viêm nướu và viêm nha chu

Nướu của bạn thực sự dính vào răng ở điểm thấp hơn so với các viền nướu mà chúng ta thấy. Điều này tạo thành một không gian nhỏ gọi là khe nướu. Thức ăn và mảng bám có thể bị mắc kẹt trong khe này và gây nhiễm trùng nướu răng hoặc viêm nướu.
Mảng bám là một màng dính mỏng của vi khuẩn. Nó liên tục hình thành trên bề mặt răng của bạn. Khi mảng bám tiến triển, nó cứng lại và trở thành cao răng. Bạn có thể bị nhiễm trùng khi mảng bám kéo dài xuống bên dưới khe nướu.

Nếu không được kiểm soát, viêm nướu có thể khiến nướu tách ra khỏi răng. Điều này có thể gây tổn thương cho mô mềm và xương ổ nâng đỡ răng. Răng có thể trở nên lỏng lẻo và không ổn định trong xương ổ. Nếu nhiễm trùng tiến triển, cuối cùng bạn có thể mất răng hoặc cần một nha sĩ để điều trị.

Viêm nha chu là bệnh lý phá hủy, nên dù được điều trị và giảm triệu chứng. Nướu có thể bị tụt (tụt nướu/ tụt lợi) và xương ổ bị tiêu (tiêu xương), không thể hồi phục lại như ban đầu. Nên cách tốt nhất là phòng ngừa các bệnh nướu răng và điều trị ngay khi có các triệu chứng ban đầu.

Triệu chứng của bệnh nha chu

Nướu khỏe mạnh thì cứng chắc và có màu hồng nhạt, ôm khít quanh răng. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nướu răng có thể bao gồm:

  • Nướu sưng hoặc phồng, phập phều
  • Nướu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc đỏ tía
  • Nướu răng cảm thấy mềm (nhão) khi chạm vào
  • Nướu răng dễ chảy máu
  • Bàn chải đánh răng có màu đỏ sau khi đánh răng (máu)

Chảy máu nướu khi chải răng

  • Nhổ ra máu khi đánh răng hoặc xỉa răng, dùng chỉ nha khoa
  • Xuất hiện túi lợi hay túi nha chu – một khe nướu phát triển sâu xuống
  • Hôi miệng
  • Mủ chảy ra ở khe nướu
  • Răng lung lay, lỏng lẻo
  • Răng rớt ra (mất răng)
  • Nhai đau
  • Kéo ra khỏi răng của bạn (rút lui) , làm cho răng của bạn trông dài hơn bình thường
  • Răng trồi lên hoặc bạn thấy lạ khi cắn lại (cộm cấn do thay đổi khớp cắn)

Chẩn đoán của bệnh nha chu

Trong quá trình khám răng, nướu của bạn sẽ được thăm dò bằng một dụng cụ như cây thước đo gọi là cây đo túi. Thăm dò này là một cách để kiểm tra viêm nướu và nha chu. Nha sĩ sẽ đo bất kỳ khe nướu xung quanh răng của bạn để xem có sự xuất hiện của túi nha chu hay không.

Độ sâu khe nướu bình thường là 1 đến 3 mm. Nha sĩ của bạn cũng có thể yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra tình trạng mất xương nếu có.

Hãy nói với nha sĩ của bạn về bệnh sử của mình, các yếu tố nguy cơ của bệnh nướu răng nếu có. Cũng như kể rõ các triệu chứng của bạn. Điều này có thể giúp chẩn đoán viêm nướu của bạn cũng với các nguyên nhân gây ra.

Nếu bạn bị viêm nướu, nha sĩ tổng quát có thể tiến hành các điều trị đơn giản như cạo vôi răng. Bạn có thể được kê toa thuốc uống hoặc bôi, kèm nước súc miệng nếu cần thiết.

Nếu có viêm nha chu, bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ nha chu. Là một nha sĩ chuyên điều trị các bệnh nướu răng.

Các yếu tố nguy cơ gây ra viêm nướu và viêm nha chu

Có nhiều yếu tố làm tăng khả năng bạn bị mắc bệnh về nướu, thông thường là:

  • Hút thuốc lá
  • Răng chen chúc hay răng lệch lạc
  • Phụ nữ mang thai
  • Tiểu đường
  • Răng giả và răng sứ không vừa hoặc sai chỉ định
  • Mẻ hoặc sút miếng trám
  • Suy giảm miễn dịch (như HIV/AIDS)
  • Dùng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, steroid, thuốc chống co giật, thuốc chẹn kênh canxi và hóa trị.

 Điều trị bệnh nướu răng

Quan trọng đầu tiên là bạn phải loại bỏ được yếu tố nguy cơ gây ra bệnh về nướu. Ví dụ:

  • Giảm hoặc ngưng hút thuốc là
  • Thay đổi thuốc uống
  • Thay miếng trám hoặc răng sứ gây viêm nướu
  • Chỉnh nha (niềng răng) để xếp đều răng

Kết hợp với các điều trị nướu và nha chu sau đây để giảm triệu chứng, phòng ngừa hoặc phục hồi mô. Các điều trị khác nhau được chỉ định tùy theo mức độ viêm nhiễm và phá hủy của bệnh lý.

Cạo vôi răng

Đây là chỉ định đầu tay của bác sĩ đối với bệnh về nướu, bất kể là viêm nướu hay viêm nha chu.

Cạo vôi răng cũng là điều trị nha khoa phòng ngừa, mà mỗi người đều được khuyên là nên thực hiện mỗi 6 tháng hoặc ngắn hơn. Trong phương pháp này nha sĩ sẽ làm sạch vôi răng, lớp cặn cứng bám trên răng mà bạn không thể tự lấy tại nhà.

Vôi răng bám nhiều khiến bạn khó làm sạch tốt mảng bám khi chải răng, tách rời nướu khỏi răng khiến mảng bám dễ xâm nhập vào khe nướu.

Xử lý mặt gốc răng (nạo túi nha chu)

Đây là phương pháp điều trị viêm nha chu không phẫu thuật, thường được gọi là nạo túi nha chu. Áp dụng đối với răng có túi nha chu không sâu lắm và vị trí túi có thể tiếp cận bởi dụng cụ làm sạch từ viền nướu đi xuống.

Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha chu chuyên dụng, thao tác bằng tay hoặc bằng máy siêu âm, máy thổi cát,…Để làm sạch bề mặt chân răng bị viêm nhiễm và nạo láng mặt gốc răng. Sau đó có thể dùng thêm các chất sát khuẩn.

Điều trị thành công sẽ giúp làm giảm độ sâu túi nha chu và khe nướu, hết áp xe, nướu hết viêm nhiễm và bệnh nhân dễ vệ sinh làm sạch mảng bám xung quanh răng.

Laser

Điều trị nha chu bằng liệu pháp laser tiến bộ hơn phương pháp xử lý mặt gốc răng đơn thuần: giảm đau, giảm chảy máu, nhanh chóng.

Phẫu thuật nha chu

Được dùng khi bệnh nha chu nặng hơn, túi sâu hơn (thường là >5mm), mất xương trầm trọng,… hoặc không đáp ứng với điều trị không phẫu thuật.

Có nhiều loại phẫu thuật nha chu (phẫu thuật nướu) khác nhau, tùy theo tình trạng của bệnh nha chu:

  • Lật vạt xử lý mặt gốc răng: là hình thức phẫu thuật bóc tách vạt nướu khỏi bề mặt chân răng, sau đó xử lý mặt gốc răng dễ dàng và triệt để hơn.
  • Tái tạo mô nha chu: áp dụng khi mô nha chu bị phá hủy nhiều, sự tiêu xương trầm trọng, cần tái tạo lại mô mới giảm được độ sâu túi nha chu. Đồng thời tránh tụt nướu và bệnh nha chu tái phát sau điều trị. Các vật liệu như xương nhân tạo, màng collagen, Enamel Matrix Protein,…có thể được dùng tùy trường hợp.
  • Ghép nướu và ghép mô liên kết: Bệnh nha chu thường đi kèm với hiện tượng tụt nướu (tụt lợi), khiến thân răng dài hơn, gây than phiền nhất ở vùng răng thẩm mỹ (răng cửa). Để tạo lại viền nướu và nhú nướu thì cần có phẫu thuật ghép nướu rời, hoặc ghép mô liên kết tự thân (lấy từ vùng khác trong miệng).

Thuốc và nước súc miệng

  • Nước súc miệng sát khuẩn có chứa chlorhexidine thường được bác sĩ kê để điều trị bệnh nha chu
  • Gel kháng sinh diệt khuẩn dùng khi cạo vôi răng và xử lý gốc răng
  • Thuốc kháng sinh đường uống dùng khi có áp xe và hỗ trợ điều trị khác
  • Thuốc bôi viêm nướu tại chỗ

CATEGORIES:
Subscribe
Notify of
guest
2 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

Đăng Ký Gói Trải Nghiệm 0Đ