Khi nhắc đến hai từ “nhổ răng” hầu như chúng ta đều rất lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên, với kỹ thuật nhổ răng tiên tiến hiện nay tại nha khoa EDEN, thì thủ thuật này đã không còn đáng để lo ngại. Điều mà các bác sĩ quan tâm hơn cả là “Liệu có biến chứng sau khi nhổ răng khôn hay không?” ở tình trạng răng cũng như cơ địa của bạn.
Nguyên nhân dẫn đến biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Biến chứng sau khi nhổ răng khôn là điều mà không một ai mong muốn. Có nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng chảy máu kéo dài, hay dẫn đến các biến chứng khác làm vết thương lâu lành hoặc thậm chí gây viêm nhiễm và đau nhức dữ dội,…
Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ biến chứng sau khi nhổ răng khôn:
Trình độ chuyên môn của bác sĩ thực hiện phẫu thuật chưa cao
- Bác sĩ chưa thăm khám kỹ lưỡng trước khi tiến hành loại bỏ răng số 8
- Quá trình phẫu thuật chưa đảm bảo tính vệ sinh
- Bác sĩ chưa đủ trình độ chuyên môn
Những điều này có thể gây viêm nhiễm, làm tổn thương dây thần kinh trong quá trình phẫu thuật hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Bạn không làm theo hướng dẫn của nha sĩ sau khi nhổ răng khôn
- Hút thuốc lá trong 48 giờ sau khi nhổ răng
- Thực hiện các hoạt động mạnh khi vết thương chưa lành
- Uống rượu, bia ngay sau khi nhổ răng
- …
Tiền sử bệnh lý của bạn
- Chứng rối loạn đông máu
- Dị ứng với một số loại thuốc tê
- Bị thiếu vitamin
- Giảm tiểu cầu
- …
1. Biến chứng sau khi nhổ răng khôn: Viêm ổ răng khô
Viêm ổ răng khô (hay còn gọi là viêm xương ổ răng) là một dạng biến chứng sau khi nhổ răng khôn.
Điều này xảy ra khi cục máu đông không được hình thành, hoặc bị biến dạng, bị bong ra, làm lộ xương ổ và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm lành vết thương.
Đây là dạng biến chứng hiếm gặp (3-5%) và không quá nguy hiểm. Khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy bình tĩnh và liên hệ ngay với nha sĩ để được điều trị kịp thời.
2. Máu chảy liên tục trong hoặc sau khi nhổ răng
Máu chảy ra sau thủ thuật nhổ răng là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng, máu chảy ra liên tục và không thuyên giảm mặc dù đã thực hiện cầm máu trong hoặc sau khi nhổ răng là vấn đề cần đến sự can thiệp của nha sĩ để khắc phục.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến vết thương khó có thể cầm máu:
Mạch máu bị tổn thương tại vùng nhổ răng
Vấn đề này thường gặp ở trường hợp nhổ răng phẫu thuật. Mạch máu vùng xương ổ răng đa phần là mạch máu nhỏ nên sẽ ít nguy hiểm và dễ cầm máu hơn.
Nha sĩ có thể khắc phục bằng cách cho bạn cắn gạc, khâu đóng ổ nhổ răng hoặc đốt điện để cầm máu.
Bạn có vấn đề về rối loạn đông máu
Khi bạn có vấn đề về rối loạn đông máu (bệnh máu khó đông), máu sẽ chảy ra nhiều hơn và khó cầm hơn bình thường.
Do đó, các bác sĩ tận tâm, chuyên nghiệp sẽ luôn tìm hiểu kỹ lưỡng về các vấn đề này trước khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ răng số 8.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phối hợp với nha sĩ, cung cấp đầy đủ và chính xác bệnh sử cho nha sĩ để tránh gặp phải các biến chứng sau khi nhổ răng khôn.
3. Sốc phản vệ, dị ứng hoặc ngộ độc với thuốc tê
Đây là biến chứng sau khi nhổ răng khôn rất hiếm gặp. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần báo cho nha sĩ biết nếu như bạn đã từng bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào. Hoặc là đây là lần đầu tiên bạn tiếp xúc với thuốc tê. Bác sĩ sẽ đánh giá tiền sử dị ứng, thể trạng để quyết định nhổ răng hay không. Và chuẩn bị phòng trường hợp dị ứng hoặc ngộ độc.
“Nguy cơ ngộ độc thuốc tê sẽ cao hơn khi dùng thuốc tê ở vùng có nhiều mạch máu nuôi dưỡng như đầu mặt cổ, khoang miệng, niêm mạc, cơ quan sinh dục. Những người có thể trạng gầy, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh suy gan, thận, tim, trẻ em, người già là những người có cơ địa dễ ngộ độc thuốc tê.” – theo suckhoedoisong.vn
Bên cạnh đó, nếu bác sĩ có kỹ thuật gây tê đúng, sử dụng liều lượng phù hợp. Và quan trọng là tìm hiểu cơ địa của từng bệnh nhân trước khi thực hiện gây tê. Thì nguy cơ xảy ra biến chứng này hầu như là bằng không.
4. Biến chứng sau khi nhổ răng khôn: Tổn thương dây thần kinh
Triệu chứng thường gặp của việc dây thần kinh bị tổn thương sau khi nhổ răng khôn là bạn bị mất cảm giác ở môi, cằm hoặc lưỡi, vùng nhổ răng bị tê và ngứa ran.
Tổn thương dây thần kinh có tỉ lệ xảy ra cao hơn ở nhổ răng phẫu thuật. Đặc biệt là phẫu thuật răng khôn hàm dưới. Đây cũng là một biến chứng ít khi gặp phải.
Để ngăn ngừa tình trạng này, nha sĩ sẽ chụp phim kiểm tra vị trí giữa răng và dây thần kinh hàm dưới để chắc chắn rằng không có nguy hiểm nào khi nhổ răng.
5. Sốt cao và nhiễm trùng
Sự nhiễm trùng sau khi nhổ răng có thể xảy ra nếu môi trường phẫu thuật chưa được khử trùng, hoặc quy trình vô trùng các khí cụ nha khoa chưa đúng chuẩn. Điều này có thể gây nhiễm trùng vùng nhổ răng hoặc thậm chí là lây nhiễm chéo các bệnh lây truyền qua đường nước bọt và đường máu.
Vì vậy, sự chuyên nghiệp của bác sĩ là ưu tiên hàng đầu trong việc giúp bạn tránh khỏi những biến chứng sau khi nhổ răng khôn.
Ngoài ra, việc bạn hút thuốc lá; uống rượu, bia; chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng chưa hợp lý làm cho thức ăn tích tụ ở vùng nhổ răng, cũng có thể gây viêm nhiễm.
Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao, nha sĩ sẽ dặn dò những điều bạn nên tránh làm ngay sau phẫu thuật nhổ răng và có thể kê toa thuốc kháng sinh hoặc giảm đau cho bạn khi cần thiết.
6. Nhổ răng khôn còn sót chân răng
Tình trạng nhổ răng khôn để lại chân răng có thể là quyết định của nha sĩ. Vì một số trường hợp: răng ở vị trí khó, chân răng dị dạng hoặc dính với xương hàm,… Việc cố gắng lấy hết chân răng trong một lần có nguy cơ gây ra biến chứng:
- Mất máu nhiều,
- Tổn thương đến mô xung quanh,
- Gây đau nhức
- …
Trường hợp khác, quy trình phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ chưa đủ trình độ chuyên môn và vô tình làm sót chân răng khi nhổ răng. Điều này có thể gây sưng tấy, đau nhức dữ dội,…
Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường sau khi nhổ răng, bạn nên liên hệ ngay nha sĩ để khắc phục kịp thời. Họ có thể tiến hành chụp X-quang để chẩn đoán và tiến hành điều trị.
7. Hoại tử xương sau khi nhổ răng
Ở những người đã từng được xạ trị (trong việc điều trị ung thư) tại vùng đầu và cổ thường có nguy cơ cao gặp biến chứng hoại tử xương hàm.
Bên cạnh đó, tình trạng ngoại tử xương hàm có khả năng tự phát hoặc xảy ra sau khi nhổ răng khôn.
Với tình trạng hoại tử xương hàm dưới, bác sĩ cần phải nạo hết vùng hoại tử xung quanh và tạo hình lại bộ phận đã bị hỏng.
8. Thủng xoang hàm trên
Đây là tình trạng có thể gặp khi phẫu thuật nhổ răng khôn hàm trên.
Việc chụp X-quang nha khoa giúp bác sĩ chẩn đoán được nguy cơ tiếp xúc giữa chân răng với xoang hàm trên. Và biết được liệu bệnh nhân có nguy cơ bị thông xoang hay lọt chân răng vào xoang sau khi nhổ răng hay không để lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Nên làm gì sau khi nhổ răng khôn?
Việc bạn làm theo hướng dẫn của nha sĩ và vệ sinh răng miệng hợp lý có thể giúp bạn tránh được tình trạng viêm nhiễm cũng như một số biến chứng sau khi nhổ răng khôn.
Lời dặn của bác sĩ 1-2 ngày sau khi nhổ răng khôn
- Không nên hút thuốc ít nhất 48 giờ sau khi nhổ răng
- Không uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích
- Hạn chế khạc nhổ hay chải răng quá mạnh
- Không vận động mạnh
- Không nên sử dụng ống hút
- Không bỏ hẹn cắt chỉ
- Nên ăn thức ăn mềm, nguội hoặc lạnh: sữa chua, sinh tố, nước ép, cháo nguội, súp nguội, kem,…
- Nghỉ ngơi nhiều trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn
- Có thể chườm lạnh để giúp giảm sưng và giảm chảy máu. Bạn không nên sử dụng nước đá chườm trực tiếp lên da.
Xem thêm: Các phương pháp nhổ răng khôn không đau