4.7/5 - (3 bình chọn)

Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới. Sâu răng có thể gây rất nhiều phiền phức trong quá trình sinh hoạt thường ngày của bạn. Chẳng hạn như ê buốt, đau nhức, gây mất thẩm mỹ,… Sau đây, nha khoa Eden sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan về sâu răng, nguyên nhân, triệu chứng. Cũng như một số phương pháp trị sâu răng đơn giản thay thế tại nhà. Nhưng nên nhớ là bạn vẫn phải đến khám với nha sĩ nếu nghi ngờ mình có răng sâu.

Sâu răng
Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới.

1. Sâu răng là gì?

Sâu răng là một bệnh phá hoại cấu trúc của răng. Nếu không được chữa trị, bệnh này có thể dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng, và tử vong đối với những ca nặng. Ngày nay, bệnh sâu răng vẫn là một trong những bệnh thường gặp nhất trên khắp thế giới, kể cả đối với trẻ sơ sinh.

Vì sâu răng thường không gây đau nhức trong giai đoạn đầu, nên mọi người thường khó nhận ra. Thế nên các cuộc hẹn khám răng định kỳ tại nha khoa có thể giúp bạn phát hiện sâu răng sớm.

Bệnh sâu răng do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra. Các vi khuẩn này gây tổn thương cho răng trong môi trường có các carbohydrate lên men được, ví dụ như các loại đường sucrose, fructose, and glucose. (Theo Wikipedia)

2. Nguyên nhân gây sâu răng

Vi khuẩn tạo thành một lớp màng dính được gọi là mảng bám. Các axit trong mảng bám hủy khoáng trên men răng của bạn. Từ đó gây ra các lỗ nhỏ trên men răng. Một khi tổn thương do axit lan vào lớp ngà răng bên dưới men răng, một lỗ sâu răng sẽ hình thành.

Các triệu chứng của sâu răng:

  • Ê buốt răng.
  • Đau răng.
  • Một lỗ sâu có thể nhận thấy bằng mắt.
  • Vết ố đen hoặc trắng trên răng.
Triệu chứng sâu răng
Một khi tổn thương do axit lan vào lớp ngà răng bên dưới men răng, một lỗ sâu răng sẽ hình thành.

3. Các phương pháp trị sâu răng tại nhà

Trong thời điểm dịch bệnh hoành hành, nếu bạn không thể đến nha khoa trong khi các cơn đau nhức do sâu răng vẫn hành hạ bạn dai dẳng, thì đây là một vài biện pháp giúp giảm đau tức thời do sâu răng gây ra. Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn không thể trị sâu răng tận gốc. Bạn vẫn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị triệt để.

3.1. Gừng và tỏi

Nguyên liệu:

  • Gừng.
  • Muối.
  • Tỏi.
  • Tăm bông.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Giã nát gừng và tỏi theo tỉ lệ 1:1, có thể cho thêm muối.
  • Bước 2: Lấy tăm bông thấm hỗn hợp lên bề mặt răng đang có dấu hiệu sâu.
  • Bước 3: Súc miệng lại với nước sạch.
Gừng và tỏi trị sâu răng
Gừng và tỏi giúp giảm đau nhức do sâu răng gây ra.

3.2. Nước muối

Nguyên liệu:

  • Nước.
  • Muối.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đun sôi 1 lít nước, bỏ vào khoảng 1/5 thìa cà phê muối.
  • Bước 2: Dùng nước muối súc miệng hằng ngày.

3.3. Lá ổi:

Nguyên liệu:

  • Lá ổi.
  • Muối.
  • Nước.
  • Tăm bông.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá ổi.
  • Bước 2: Giã nát phần lá ổi, cho thêm một chút muối và nước không quá nóng.
  • Bước 3: Lấy tăm bông thấm hỗn hợp lên bề mặt răng đang có dấu hiệu sâu.
  • Bước 4: Súc miệng lại với nước sạch.

3.4. Lá trầu

Nguyên liệu:

  • Lá trầu.
  • Muối.
  • Rượu trắng.
  • Tăm bông.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Giã nát phần lá trầu (tầm 2-3 lá), cho thêm một chút muối và một chén rượu trắng, chờ 10 phút.
  • Bước 2: Vớt bỏ phần bã, giữ lại phần nước.
  • Bước 3: Lấy tăm bông thấm hỗn hợp lên bề mặt răng đang có dấu hiệu sâu.
  • Bước 4: Súc miệng lại với nước sạch.

3.5. Lá bạc hà

Nguyên liệu:

  • Lá bạc hà.
  • Nước sôi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm bạc hà trong nước sôi, chờ 20-30 phút.
  • Bước 2: Dùng phần nước bạc hà súc miệng hằng ngày.
Bạc hà trị sâu răng
Dùng nước bạc hà súc miệng hằng ngày tốt cho sức khỏe răng miệng.

4. Cách trị và ngăn ngừa sâu răng

4.1. Đánh răng thường xuyên và đúng cách

  • Nếu bạn chải răng thường xuyên nhưng không đúng cách thì sức khỏe răng miệng vẫn không được đảm bảo.
  • Đánh răng 2 lần/ngày, không đánh răng ngay sau khi ăn mà nên đợi sau bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Thay đổi bàn chải định kì 3 – 4 tháng/lần.
  • Thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để tối ưu hóa việc vệ sinh răng miệng.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm.
  • Lưu ý khi sử dụng nước súc miệng.

Kỹ thuật chải răng đúng cách từ chuyên gia:

  • Bắt đầu từ đường viền nướu của bạn, chải ở góc 45 °.
  • Chải mặt ngoài của răng, bên trong và tất cả các răng hàm.
  • Đảm bảo vệ sinh mọi ngóc ngách xung quanh răng.
  • Nhẹ nhàng chải nướu và lưỡi của bạn.

Cách chọn loại bàn chải phù hợp cho cá nhân mỗi người

  • Chọn độ cứng của lông bàn chải theo tình trạng nướu răng.
  • Phần lông chải lượn sóng nhấp nhô hay phẳng:
    • Đối với những loại có phần lông chải lượn sóng nhấp nhô: Có khả năng loại bỏ mảng bám tốt. Tuy nhiên, loại này lại có lông khá dài nên nhanh bị mòn.
    • Đối với những loại có phần lông chải phẳng: Phải có sự kết hợp với chỉ nha khoa.Sợi bàn chải mỏng thì túi nha chu dễ được đánh sạch hơn.

Chọn loại bàn chải theo mục đích

  • Để ngăn ngừa sâu răng: Khuyên dùng bàn chải có phần lông chải lượn sóng, đầu nhỏ.
  • Để phòng nha chu và viêm nướu: Chọn sợi lông siêu mềm, mảnh.
  • Bàn chải đầu nhỏ là sự lựa chọn tuyệt vời cho người có khuôn hàm nhỏ.
Đánh răng đúng cách
Đánh răng đúng cách giúp bạn tránh xa bệnh sâu răng.

4.2. Kẹo cao su không đường:

Theo một số thử nghiệm lâm sàng, nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn giúp men răng khỏe mạnh hơn.

4.3. Vitamin D:

Vitamin D là một chất rất tốt cho sức khỏe răng miệng, giúp bạn hấp thu canxi và photpho từ thực phẩm.

Bạn có thể tìm thấy Vitamin D trong các sản phẩm từ sữa và ánh sáng mặt trời.

4.4. Sử dụng kem đánh răng fluor

Fluor là nguyên tố không mùi, tồn tại trong tự nhiên dưới dạng kết hợp với một chất khác như phosphat, canxi hoặc ở trạng thái hòa tan trong nước. Fluor được sử dụng với một lượng nhỏ để có thể ức chế quá trình khử khoáng và thúc đẩy quá trình tái khoáng của men răng.

Fluor đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng và tái tạo men răng. Thường xuyên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng chứa fluor có khả năng giúp bạn tránh khỏi sâu răng.

4.5. Dùng nước súc miệng và vecni fluor

Bạn có thể mua nước súc miệng có fluor không cần kê toa bác sĩ, để súc miệng hàng ngày. Hoặc sử dụng vecbi fluor theo hướng dẫn đúng cách tại nhà.

Đối với 1 số sang thương sớm ban đầu của sâu răng, lỗ sâu thường chưa được hình thành rõ. Sử dụng fluor giúp men răng tái khoáng hóa, giúp ngừng tiến trình sâu răng và phòng ngừa trong tương lai. Có thể bôi vecni trực tiếp lên trên chỗ sang thương sâu răng ban đầu để đảo ngược tiến trình sâu.

4.5. Giảm đồ ăn nhiều đường

Thực phẩm chứa đường là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sâu răng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nên giảm lượng đường xuống 10% so với tổng lượng calo của một ngày.

Thay vào đó, hãy ăn những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, chất xơ, kích thích tuyến nước bọt hoạt động trong quá trình nhai-nuốt.

  • Sữa.
  • Phô mai.
  • Yogurt.
  • Táo.
  • Cam.
  • Các loại hạt.
  • Rau xanh.
Khẩu phần ăn dinh dưỡng
Giảm lượng đường trong chế độ ăn uống hằng ngày là biện pháp ngừa ngừa sâu răng hữu hiệu.

5. Trị sâu răng tại nhà hay tại nha khoa?

Chúng ta vẫn nên đến nha khoa, nhờ vào các biện pháp có sự can thiệp của nha sĩ nhằm điều trị sâu răng triệt để, không để lại các hậu quả đáng tiếc.

Điều trị sâu răng tại nha sĩ có thể bao gồm:

  • Phương pháp điều trị bằng fluor (bôi vecni fluor,…).
  • Trám răng: Trám răng thẩm mỹ, trám bít hố rãnh (sealant) dành cho trẻ em, trám răng inlay sứ,…
  • Bọc răng sứ.
  • Chữa tủy (nội nha).
  • Nhổ răng.
  • Resin infiltration – Resin thẩm thấu.
Điều trị sâu răng bằng trám răng thẩm mỹ
Trám răng thẩm mỹ bằng composite.

Bệnh sâu răng tuy phổ biến và dễ mắc phải, nhưng chúng ta vẫn có thể giải quyết dứt điểm nhờ vào các phương pháp trị sâu răng có sự can thiệp của nha sĩ. Hiện nay, các biện pháp điều trị sâu răng rất đa dạng, có các biện pháp phù hợp dành riêng theo độ tuổi, tình trạng răng miệng hay giá thành. Nhờ vào nha sĩ của mình, bạn có thể được tư vấn lựa chọn tốt nhất, thích hợp nhất dành cho sức khỏe của mình.


Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Đăng Ký Gói Trải Nghiệm 0Đ