
Sâu răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh đang bú bình. Nhưng, tỉ lệ sâu răng cao hơn ở độ tuổi trưởng thành. Vì căn bệnh này có tỉ lệ gia tăng theo tuổi tác. Vậy, cách chữa sâu răng ở người lớn như thế nào? Cùng nha khoa EDEN tìm hiểu nhé.

Có nhiều cách chữa sâu răng ở người lớn. Tùy vào mức độ cũng như vị trí sâu răng mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
Độ tuổi nào dễ bị sâu răng?
“75% người trưởng thành bị sâu răng, nếu ở độ tuổi 6-8, tỉ lệ bị sâu răng vĩnh viễn khoảng 25% thì đến độ tuổi 9-11, tỉ lệ này đã tăng lên đến hơn 54%, ở độ tuổi từ 15-17 là 68,6% và trên 45 tuổi, tỷ lệ này lên đến 90%…” Theo tuoitre.vn
Theo số liệu thống kê, độ tuổi trưởng thành có tỉ lệ sâu răng rất cao. Trong đó, người trên 45 tuổi có tỉ lệ sâu răng cao nhất.
Vì sao người lớn tuổi dễ bị sâu răng?
Người lớn trên 45 tuổi dễ mắc phải một số căn bệnh như:
- Khô miệng
- Tụt nướu chân răng
- Bệnh tiểu đường – lượng đường trong nước bọt tăng cao tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển
- Thị lực kém – ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch răng khi sử dụng chỉ nha khoa hay chải răng
- …
Những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng, làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
Sâu răng ở người lớn có nguy hiểm không?
Dù là bất kỳ độ tuổi nào, bệnh sâu răng nếu được phát hiện sớm thì đều không nguy hiểm.
Trường hợp sâu răng được phát hiện quá muộn có thể dẫn tới viêm tủy hoặc thậm chí là mất răng.
Người càng lớn tuổi khi mắc bệnh sâu răng thì khả năng mất răng sẽ cao hơn so với người trẻ tuổi. Vì độ tuổi càng lớn, bạn càng dễ mắc các bệnh mãn tính như: loãng xương (thường trên 50 tuổi), tiểu đường; hệ thống miễn dịch suy giảm dẫn đến việc sâu răng có thể phát triển một cách nhanh hơn khi không được điều trị.
Vì vậy, người lớn cũng cần phải được chăm sóc sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần tại nha khoa. Để đảm bảo phát hiện sớm tình trạng sâu răng (nếu có) để được điều trị kịp thời.
Cách chữa sâu răng ở người lớn
Thăm khám và chẩn đoán
Nha sĩ có thể phát hiện sâu răng, ngay cả khi nó vừa mới “chớm nở” bằng cách:
- Hỏi bạn về mức độ của cơn đau răng, ê buốt răng
- Quan sát và kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể của bạn với một số dụng cụ nha khoa
- Chụp phim X-quang để khẳng định các chẩn đoán, xác định kích thước và mức độ nghiêm trọng của sâu răng
Bên cạnh đó, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc một số bệnh mãn tính khác; hay đang sử dụng bất kỳ loại thuốc đặc trị nào thì cũng nên nói cho nha sĩ biết để việc điều trị được tốt hơn nhé.
Điều trị sâu răng
Tùy vào mức độ sâu răng, độ tuổi cũng như mong muốn của bạn. Nha sĩ sẽ có các cách điều trị khác nhau.
1. Trám răng

Phương pháp này sẽ giúp phục hồi lại kích thước và hình dáng cho răng đã bị hư tổn. Nha sĩ sẽ sử dụng mũi khoan để lấy sạch mô răng sâu trước khi dùng vật liệu trám để trám bít lỗ sâu lại.
Một số vật liệu trám được sử dụng hiện nay:
- Vàng
- Nhựa glass ionomer
- Nhựa composite
- Sứ
- …
2. Mão răng

Trường hợp bị sâu răng nặng, phá hủy nhiều mô răng, nha sĩ có thể sử dụng một mão răng để bao phủ lên toàn bộ răng thật.
Mão răng cũng giống như một chiếc răng giả, nhưng nó sẽ bao phủ lên cùi răng thật của bạn thay vì phải nhổ răng.
Bên cạnh đó, nha sĩ vẫn phải làm sạch toàn bộ phần sâu, thậm chí trám răng và lấy tủy răng, trước khi thực hiện điều trị này.
3. Lấy tủy răng
Nếu sâu răng được phát hiện khi đã ăn sâu vào tủy gây viêm hoặc làm chết tủy răng – phần mô mềm nằm giữa mỗi răng, chứa đầy thần kinh và vi mạch máu. Nha sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng để loại bỏ viêm nhiễm và cứu chiếc răng của bạn.
Tiếp theo, nha sĩ sẽ sát khuẩn và băng thuốc vào ống tủy chân răng khi cần thiết. Cuối cùng, họ sẽ trám bít ống tủy ở chân răng và trám thân răng. Thậm chí nha sĩ cũng có thể đặt một mão răng lên đó.
4. Che tủy răng

Che tủy răng là một phương pháp hiện đại giúp bảo vệ dây thần kinh, mạch máu của răng và tái tạo ngà răng. Phương pháp này được chỉ định khi tủy răng chưa bị tổn thương nặng nề, chưa trở nên viêm nhiễm.
Nó giúp giữ cho răng thật lành mạnh, và tránh được việc lấy tủy răng. Làm giảm nguy cơ sâu răng tái phát.
5. Nhổ răng
Khi sâu răng tiến triển đến mức gây hư hỏng quá nặng cho chiếc răng, không thể phục hồi lại được bằng phương pháp trám răng hay mão răng. Thì nhổ răng sẽ được nha sĩ đề xuất.
Bạn có thể lựa chọn một số phương pháp trồng răng giả như: cầu răng, cấy ghép implant hoặc hàm giả,… để phục hồi lại chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho hàm răng.
6. Điều trị sâu răng sớm
Trường hợp sâu răng được điều trị sớm hay được nha sĩ phát hiện khi khám răng định kỳ. Nha sĩ sẽ áp dụng một điều trị với fluor hoặc các phương pháp điều trị sâu răng không xâm lấn (không khoan) khác để triệt tiêu sâu răng.
Các liệu pháp này giúp phục hồi lại men răng đã mất khoáng (tái khoáng hóa men răng) và phòng ngừa sâu tái phát.
Ngăn ngừa sâu răng ở người lớn tuổi
- Hạn chế hút thuốc lá (nếu có) vì nó có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và bệnh nha chu
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ, kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể (đặc biết đối với người trên 45 tuổi)
- Hạn chế ăn thức ăn có nhiều đường hay tinh bột
- Dùng kem đánh răng có chứa fluor và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn
- Bổ sung thêm nước súc miệng giúp tăng hiệu quả làm sạch răng
- Làm sạch răng chuyên nghiệp tại nha khoa ít nhất 6 tháng/ lần
- Có thể nhai kẹo cao su có chứa xylitol để tăng tiết nước bọt, hạn chế tình trạng khô miệng
- Chải răng nhẹ nhàng 2-3 phút/ lần và 2-3 lần/ ngày.