5/5 - (2 bình chọn)

Đôi lúc bạn muốn giải cơn nhiệt nóng bức bằng một que kem nhưng lại cảm thấy ê buốt răng rất khó chịu? Hãy cùng nha khoa Eden tìm hiểu về những cách trị ê buốt răng vừa đơn giản vừa hiệu quả, mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Cũng như các phương pháp điều trị mà các bác sĩ có thể chỉ định nếu răng nhạy cảm do liên quan đến bệnh lý về răng miệng nhé!

 

cách trị ê buốt răng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ê buốt răng

1. Ê buốt răng là gì?

Ê buốt răng (còn gọi là răng nhạy cảm), là hiện tượng bạn cảm thấy răng ê buốt, khó chịu trong quá trình thưởng thức các món ăn, thức uống có nhiệt độ quá nóng/lạnh; hoặc có vị quá ngọt/chua.

Trong chuyên ngành ê buốt răng là hiện tượng “nhạy cảm ngà răng” (dentin hypersensitivity). Tức là răng có cảm giác đau, ê hoặc khó chịu khi có các “kích thích”, ví dụ nhiệt độ nóng lạnh.

Nó có thể là triệu chứng tạm thời hay mãn tính kéo dài, và diễn ra do 1 răng hoặc nhiều răng, thậm chí cả hai hàm răng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ê buốt răng, nhưng bạn nên nghĩ đến sâu răng đầu tiên và đi khám nha sĩ. Nếu không phải do răng sâu mà là tình trạng mãn tính, thì có khá nhiều cách để trị ê buốt răng bạn có thể áp dụng tại nhà.

 

sau - rang
Sâu răng là căn bệnh phổ biến có thể gây nên tình trạng ê buốt răng (Ảnh: Internet)

2. Nguyên nhân khiến răng ê buốt

Men răng bị mòn hay tụt nướu thường là nguyên nhân gây ra ê buốt răng.

Một số nguyên nhân thường thấy dẫn đến việc men răng bị mòn như:

  • Đánh răng quá mạnh.
  • Phần lông chải của bàn chải đánh răng quá cứng.
  • Thói quen nghiến răng.
  • Thường xuyên ăn uống các thực phẩm có tính axit.
mon-co-rang-coi-nho
Ảnh: Mòn cổ răng hàm trên do thói quen chải răng mạnh

Tuy nhiên, các vấn đề sau cũng có thể khiến răng đau nhức:

  • Sâu răng.
  • Răng bị sứt mẻ, nứt răng.
  • Miếng trám hỏng.
  • Các bệnh liên quan đến nướu.

Thế nên, ê buốt răng đôi khi có thể là biểu hiện của các bệnh lý về răng.

3. Các dấu hiệu nhận biết răng nhạy cảm

  • Răng bị ê buốt khi ăn những thực phẩm có vị ngọt/chua/quá lạnh/quá nóng.
  • Răng khó chịu khi uống nước lạnh.
  • Đau nhức khi răng bị chạm hay tác động trực tiếp trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.

4. Tác nhân phổ biến gây ra tình trạng ê buốt răng

  • Ăn uống các thực phẩm quá nóng/lạnh.
  • Ăn uống các thực phẩm có tính axit cao, nhiều đường.
  • Hít thở trong môi trường lạnh.

5. Một số cách trị răng ê buốt tại nhà

5.1. Đánh răng đúng cách

  • Nếu bạn chải răng thường xuyên nhưng không đúng cách thì sức khỏe răng miệng vẫn không được đảm bảo.
  • Đánh răng 2 lần/ngày, không đánh răng ngay sau khi ăn mà nên đợi sau bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Thay đổi bàn chải định kì 3 – 4 tháng/lần.
  • Thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để tối ưu hóa việc vệ sinh răng miệng.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm.
  • Lưu ý khi sử dụng nước súc miệng.

Kỹ thuật chải răng đúng cách từ chuyên gia:

  • Bắt đầu từ đường viền nướu của bạn, chải ở góc 45 °.
  • Chải mặt ngoài của răng, bên trong và tất cả các răng hàm.
  • Đảm bảo vệ sinh mọi ngóc ngách xung quanh răng.
  • Nhẹ nhàng chải nướu và lưỡi của bạn.

Cách chọn loại bàn chải phù hợp cho cá nhân mỗi người:

  • Chọn độ cứng của lông bàn chải theo tình trạng nướu răng.
  • Phần lông chải lượn sóng nhấp nhô hay phẳng:
  • Đối với những loại có phần lông chải lượn sóng nhấp nhô: Có khả năng loại bỏ mảng bám tốt. Tuy nhiên, loại này lại có lông khá dài nên nhanh bị mòn.
  • Đối với những loại có phần lông chải phẳng: Phải có sự kết hợp với chỉ nha khoa.Sợi bàn chải mỏng thì túi nha chu dễ được đánh sạch hơn.

 

Trị ê buốt răng bằng đánh răng đúng cách
Đánh răng đúng cách là cách hiệu quả nhất để bảo vệ răng và giảm ê buốt răng

Chọn loại bàn chải theo mục đích:

  • Để ngăn ngừa sâu răng: Khuyên dùng bàn chải có phần lông chải lượn sóng, đầu nhỏ.
  • Để phòng nha chu và viêm nướu: Chọn sợi lông siêu mềm, mảnh.
  • Bàn chải đầu nhỏ là sự lựa chọn tuyệt vời cho người có khuôn hàm nhỏ.

 

5.2. Chọn loại kem đánh răng phù hợp cho răng ê buốt

Sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt có thể làm dịu tình trạng ê buốt răng. Tuy nhiên, cần có lời khuyên của nha sĩ để chọn loại kem đánh răng phù hợp với cá nhân do tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người là khác nhau.

5.3. Tránh thực phẩm có tính axit, nhiều đường

Chế độ ăn uống hàng ngày nên: Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều axit. Chẳng hạn như nước ngọt có gas, cam, chanh,…

5.4. Hạn chế ăn các thức ăn quá nóng/lạnh.

Thay vào đó, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp, nhiều dinh dưỡng, thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động trong quá trình ăn-nhai để có hàm răng khỏe mạnh hơn.

Ví dụ: Trái cây, rau xanh, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt khô giàu dinh dưỡng, nhai singum và uống nhiều nước,…

Đặc biệt là tỏi, dầu vừng, trà bạc hà, nha đam (lô hội) sẽ rất hiệu quả trong việc trị ê buốt răng.

 

Chế độ ăn phù hợp cho ê buốt răng
Chế độ ăn uống lành mạnh đem đến sức khỏe răng miệng tuyệt vời.

5.5 Súc miệng hằng ngày bằng nước muối hoặc baking soda.

Súc miệng bằng nước muối hay nước pha với baking soda thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đớn khó chịu khi răng ê buốt, đồng thời cải thiện sức khỏe răng miêng.

5.6. Nước lá ổi

  • Nguyên liệu:
    • 20 lá ổi loại vừa (không quá già hay non).
    • 1 muỗng muối.
  • Cách thực hiện:
    • Bước 1: Rửa sạch kỹ từng lá.
    • Bước 2: Để lá ổi và muối vào nồi, đổ nước ngang mặt lá.
    • Bước 3: Đun sôi sau đó bật nhỏ lửa, chờ khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
    • Bước 4: Trút phần nước đã nguội vào chai/lọ để dùng dần, không sử dụng phần lá ổi.
  • Cách sử dụng: Dùng nước lá ổi súc miệng 3 – 4 lần/ngày. Hoặc thoa nước lá ổi vào phần răng bị ê buốt sau khi đánh răng.

 

  • Trị ê buốt răng bằng nước lá ổi
    Nước lá ổi có khả năng góp phần trị ê buốt răng.

5.7. Bỏ thói quen nghiến chặt răng

Đây là một thói quen xấu không chỉ gây ê buốt răng mà nếu tác động lâu dài còn có thể ảnh hưởng đến tủy răng. Vì vậy, bỏ thói quen nghiến chặt răng cũng là một phương pháp hiệu quả để trị ê buốt răng cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng.

6. Các cách trị răng ê buốt cần sự hỗ trợ của nha sĩ

Trên đây là một số biện pháp đơn giản giúp trị ê buốt răng tại nhà. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến nha khoa nếu nguyên nhân gây ê buốt răng là do các bệnh lý về răng miệng. 

Bôi fluor, hoặc gel chống ê buốt lên răng

Bôi fluor, hoặc gel chống e buốt vào các vùng nhạy cảm của răng giúp cải thiện chất lượng men răng và làm dịu các cơn ê buốt.

Trám cổ răng, trám chân răng

Đôi khi phần chân răng bị lộ ra ngoài do tụt nướu có thể được xử lí bằng cách trám cổ/ trám chân răng. Phương pháp này có thể yêu cầu phải gây tê cục bộ.

Phẫu thuật ghép nướu

Nha sĩ có thể chỉ định bạn làm phẫu thuật ghép nướu trong trường hợp bạn bị tụt nướu nặng. Phẫu thuật ghép nướu là phẫu thuật dùng một phần nướu nhỏ của chính bạn ở chỗ khác để ghép vào phần nướu có chăn răng bị lộ nghiêm trọng.

Phẫu thuật ghép nướu có thể giúp bạn bảo vệ phần chân răng và giảm các cơn ê buốt khó chịu.

Điều trị nội nha (chữa tủy răng)

Trị ê buốt răng bằng nội nha lấy tủy.
Nếu các cơn đau nhức, ê buốt răng của bạn kéo dài nghiêm trọng, nha sĩ có thể chỉ định điều trị nội nha (chữa tủy răng).

 

Nếu sử dụng được các biện pháp trên nhưng vẫn không hiệu quả, nha sĩ có thể tư vấn điều trị nội nha (chữa tủy răng). Nhằm để xóa bỏ tình trạng ê buốt, đau nhức hoành hành trong thời gian dài, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, sau khi răng được lấy tủy, răng thường trở nên sậm màu, giòn, dễ vỡ trong quá trình sinh hoạt. Nên nha sĩ thường khuyến nghị bạn bọc răng sứ (có thể trông giống răng thật ban đầu) sau khi điều trị lấy tủy, nhằm đảm bảo cả tính thẩm mỹ cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Ê buốt răng có thể gây nhiều phiền phức, khó chịu, tốt nhất là nên được điều trị triệt để, nhằm đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho bệnh nhân. Chúng ta vẫn có nhiều cách để trị ê buốt răng tại nhà, hoặc đến nha sĩ nếu nguyên nhân đau nhức liên quan đến cách bệnh lý về răng.


Subscribe
Notify of
guest
2 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] lạ khi một chiếc răng nhạy cảm với nhiệt hoặc lạnh khi vừa gắn răng sứ xong. Bạn nên sử dụng kem đánh […]

trackback

[…] bạn sử dụng baking soda quá 2 lần/tuần, hay sử dụng sai cách, có thể gây ê buốt răng và khả năng dẫn đến sâu […]

Đăng Ký Gói Trải Nghiệm 0Đ