
Đau nướu răng là một dấu hiệu chứng tỏ nướu của bạn đã bị tổn thương. Bên cạnh tình trạng này, còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như nướu bị sưng, đỏ; chảy máu nướu khi chải răng,… Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu? Nha khoa EDEN sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Đau nướu răng do vệ sinh răng miệng sai cách
Nướu răng là phần mô mềm bao quanh răng. Vì vậy, nó rất dễ bị tổn thương bởi các tác động mạnh từ bên ngoài. Trong đó, thói quen vệ sinh răng miệng “thô bạo” cũng là nguyên nhân gây đau nướu. Bao gồm:
- Chải răng quá mạnh
- Sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng
- Khi chải răng, bạn không quan sát trước gương, điều này làm bạn khó kiểm soát vị trí mà bàn chải chạm tới. Khiến bàn chải tác động mạnh đến nướu khi chải răng.
- Dùng chỉ nha khoa quá mạnh
- Dùng tăm xỉa răng thay cho chỉ nha khoa: tăm xỉa răng luôn có độ cứng nhất định, rất dễ làm trầy xước, chảy máu nướu khi bạn lấy thức ăn trong kẽ răng.
2. Cắn, nhai đồ cứng, sắt nhọn
Thói quen dùng răng cắn vỏ càng cua cũng có thể gây chảy máu và khiến bạn bị đau nướu răng.
Khi bạn cắn, nhai hoặc nghiến mạnh. Nướu răng sẽ phải chịu một lực tác động đáng kể. Đối với người bị viêm nướu răng, thói quen này sẽ càng làm tổn thương thêm vùng nướu đang bị viêm nhiễm.
3. Viêm lợi

Viêm nướu răng là một nguyên nhân phổ biến gây đau nướu răng. Ngoài ra, viêm lợi còn có thể làm nướu của bạn bị sưng tấy; nướu chuyển sang màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm và một số triệu chứng khác như:
- Chảy máu nướu
- Nướu bị xước, rách
- Nướu có độ mềm hơn bình thường
- Hơi thở có mùi hôi
- …
Nguyên nhân của bệnh viêm lợi thường do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách. Nếu không được phát hiện sớm, bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển sang một dạng bệnh nướu răng khác nghiêm trọng hơn.
4. Viêm nha chu

Bệnh viêm lợi nếu không được điều trị, nhiễm trùng sẽ ăn sâu xuống mô mềm và xương nâng đỡ răng, gây ra bệnh viêm nha chu.
Viêm nha chu ngoài gây đau nướu dữ dội, nó còn có thể khiến nướu bị tụt xuống, làm răng bị lung lay. Diễn tiến của bệnh có thể chậm gọi là viêm nha chu mãn tính, hoặc rất nhanh gọi là cấp tính – gây áp xe nha chu và đau nhức răng dữ dội.
5. Bệnh nấm miệng

Nấm miệng là một bệnh nhiễm trùng do một loại nấm có tên là Candida (loại nấm này cũng có thể gây nhiễm trùng âm đạo). Nấm Candida miệng thường gặp ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Dấu hiệu nhận biết bệnh này là xuất hiện các đốm trắng trên lưỡi, má trong. Hoặc thậm chí là những nốt mụn trên nướu, amidan hoặc vòm miệng của bạn. Gây đau nhức ở viền nướu, lưỡi; làm mất vị giác,…
6. Nguy cơ bị đau nướu răng ở phụ nữ
- Rối loạn nội tiết tố: thường là do sử dụng thuốc tránh thai, sự thay đổi ở tuổi dậy thì,… nội tiết tố đảm nhận nhiệm vụ cân bằng các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Khi nội tiết tố bị thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự phản ứng lại đối với sự tích tụ mảng bám trên nướu răng của cơ thể. Làm tăng nguy cơ bị kích ứng nướu.
- Giai đoạn thai kỳ: phụ nữ khi mang thai thường có nguy cơ cao mắc bệnh viêm lợi do. Lượng hormone cơ thể sản sinh ra trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng lưu lượng máu ở nướu răng. Sự gia tăng lưu lượng máu này có thể khiến nướu của bạn dễ bị kích ứng, dẫn đến sưng tấy, đau nhức.
- Thời kỳ mãn kinh: mặc dù không phổ biến nhưng một số phụ nữ trong giai đoạn này nhận thấy rằng nướu của họ trở nên cực kỳ khô. Dẫn đến đau và dễ chảy máu nướu.
Nếu bạn cảm thấy khô miệng. Hãy cố gắng uống nước nhiều hơn; thử ngậm một viên đá để làm tăng độ ẩm trong miệng. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước súc miệng, gel bôi giữ ẩm hoặc thuốc xịt trị khô miệng.
7. Đau nướu răng do thực hiện một số thủ thuật nha khoa
- Đau nướu răng khi niềng răng: đau nướu trong khi niềng răng có thể do các mảnh vụn thức ăn mắc kẹt trên dây cung, mắc cài lâu ngày không được làm sạch, dẫn đến viêm lợi. Làm nướu bị sưng, chảy máu và gây đau đớn.
- Đau nướu răng do bị kích ứng bởi răng giả: khi răng giả được gắn vào không sát khít với cùi răng. Lâu ngày có thể gây dẫn dắt thức ăn và gây viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng đau nướu răng.
- Đau nướu răng do trồng răng implant: cảm giác đau nướu sau thủ thuật này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài liên tục không thuyên giảm, có thể do kĩ thuật của bác sĩ chưa cao, vị trí cấy implant không đúng hoặc do bạn không biết cách vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật,…
Hãy liên hệ ngay với nha sĩ nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường đề được điều trị kịp thời.
8. Mọc răng khôn

Đến một thời điểm nhất định, răng khôn của bạn sẽ trồi lên bằng cách đâm xuyên qua nướu, gây đau và sưng nướu.
Tuy nhiên, một chiếc răng không không trồi lên vẫn có thể gây đau nướu răng do mọc ngầm (hay còn gọi là bị lợi trùm). Thường khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau nướu răng – có nên khám nha sĩ?
Nếu nướu bạn bị đau là do thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, thì bạn có thể giảm ngay tình trạng này bằng cách xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng hợp lý và hiệu quả hơn.
Trường hợp bạn bị đau nướu do bệnh viêm nướu, viêm nha chu hoặc nấm miệng.Thì thăm khám nha sĩ sẽ là điều mà bạn nên làm càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị tại nha khoa sẽ giúp bạn điều trị triệt để các căn bệnh này.
Làm dịu cơn đau nướu răng tại nhà
- Súc miệng bằng nước muối ấm
- Chườm nóng hoặc lạnh lên má ngay vùng nướu bị đau
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn
- Sử dụng nước súc miệng có chứa hydrogen peroxide
- …
Cách phòng ngừa
- Đánh răng nhẹ nhàng, ít nhất 2 lần/ngày và mỗi lần 2-3 phút.
- Dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn
- Đảm bảo ăn uống đủ chất, đặc biệt đừng để cơ thể bị thiếu hụt vitamin C và canxi
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Hạn chế hoặc ngừng hút thuốc lá nếu có
- Không nên ăn hoặc uống khi đồ ăn còn quá nóng hoặc quá lạnh
- Cho cơ thể, đầu óc của bạn có thời gian thư giãn, tránh để căng thẳng làm lượng cortisol (hormone căng thẳng) tăng cao