1. Nhổ răng là gì?
Nhổ răng hiểu đơn giản là lấy chiếc răng ra khỏi vị trí của nó trên hàm răng.
Trong một số trường hợp bạn buộc phải nhổ bỏ răng (loại bỏ hoàn toàn răng khỏi vị trí của nó trong xương hàm), vì nó là điều cần thiết để bảo tồn hoặc cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn.
Nhổ răng là một điều trị nha khoa được thực hiện bởi một nha sĩ tổng quát. Nhưng đôi khi nó phức tạp, ví như một phẫu thuật nhổ răng khôn hoặc răng ngầm, khi đó cần được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật miệng.
Do đó có 2 cách nhổ răng:
Nhổ răng thông thường
Nhổ răng thường là lấy đi toàn bộ răng hoặc chân răng có thể nhìn thấy được trên hàm. Nha sĩ thường lấy nó ra một cách nguyên vẹn và dễ dàng.
Nhổ răng phẫu thuật
Nhổ lấy răng bằng phẫu thuật phức tạp hơn và liên quan đến răng mọc lệch, mọc ngầm,..đặc biệt thường gặp là nhổ răng khôn (nhổ răng số 8), và một số trường hợp nhổ răng hàm có độ khó cao.
Bác sĩ phẫu thuật cần bóc tách nướu hoặc loại bỏ một phần xương ổ răng để bộc lộ răng cần nhổ. Răng nhổ phẫu thuật cũng thường được chia nhỏ ra và lấy đi từng phần một.
2. Nguyên nhân phải nhổ răng?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phải nhổ răng. Trong khi có nhiều bạn trẻ tuổi teen và thanh niên cần phải nhổ bỏ các răng khôn, cũng có nhiều lý do khác nhau phải lấy răng đi ở người trưởng thành.
Mặc dù răng vĩnh viễn có thể tồn tại kéo dài suốt đời, có một số lý do để răng cần thiết phải nhổ bao gồm:
Nhổ răng sâu
Nhổ răng có thể là lựa chọn duy nhất nếu răng bị sâu hoặc hư hỏng quá nặng để có thể sửa chữa bằng trám răng hoặc mão răng (bọc răng sứ).
Do bệnh nha chu
Bệnh lý nha chu bao gồm viêm nha chu, áp xe nha chu,…có thể diễn tiến nghiêm trọng gây lung lay răng, và dẫn đến phải nhổ bỏ răng.
Răng bị nhiễm trùng và viêm tủy
Khi tủy răng bị vi khuẩn tấn công bởi sâu răng, chấn thương,…sẽ dẫn đến viêm tủy răng, hoại tử tủy (chết tủy răng). Nếu bệnh diễn tiến thành nhiễm trùng nặng hơn như áp xe quanh chóp răng, nang quanh chóp răng,…mà không thể điều trị tủy thành công. Thì nhổ răng là giải pháp cần thiết để tránh sự lan rộng của nhiễm trùng.
Nhổ răng để niềng răng
Chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha (niềng răng) thường bao gồm việc nhổ một răng hoặc một vài răng, điều này nằm trong kế hoạch của bác sĩ chỉnh nha.
Do không đủ chỗ mọc
Răng khôn là răng thường buộc phải nhổ nếu không còn chỗ trong miệng cho nó mọc lên hoàn toàn. Răng khôn mọc lệch, răng mọc ngầm, gây nhiễm trùng, gây đau răng,…thì sẽ dẫn đến bác sĩ chỉ định phải nhổ bỏ răng đó.
Tiểu phẫu răng khôn hay nhổ răng phẫu thuật thường là phương pháp được dùng trong các trường hợp này.
Bệnh nhân xạ trị hoặc hóa trị
Nếu xạ trị hoặc hóa trị ở đầu và cổ có thể khiến răng dễ bị nhiễm trùng nặng hoặc lung lay. Đặc biệt là các răng có sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,…Nên bệnh nhân ung thư thường được nhổ bỏ răng ít có giá trị và làm răng giả trước khi tiến hành xạ trị, hóa trị,…
Răng bị chấn thương hoặc phá hủy quá nặng
Các răng bị nứt vỡ, sứt mẻ lớn do tai nạn mà không có khả năng phục hồi tốt thì cũng cần phải nhổ và thực hiện trồng răng bằng các phương pháp như bắc cầu răng, cấy ghép implant hoặc hàm giả,…
Để biết bạn có răng nào cần nhổ hay không, hãy khám răng định kỳ và chụp phim X-quang với nha sĩ. Nhằm phát hiện sớm các răng có nguy cơ gây hại cho các răng khác và sức khỏe toàn thân.
Các chuẩn bị để nhổ răng
Trước khi lên lịch thủ thuật điều trị, nha sĩ của bạn sẽ chụp X-quang răng của bạn. Hãy chắc chắn để nói với nha sĩ của bạn về bất kỳ loại thuốc bạn dùng, cũng như vitamin, bổ sung, và thuốc không kê đơn.
Cho nha sĩ biết nếu bạn vừa hoặc đang được điều trị y tế khác bằng một loại thuốc tiêm tĩnh mạch gọi là bisphosphonate. Nếu vậy, điều trị nhổ nên được thực hiện trước khi điều trị bằng thuốc, nếu không hàm của bạn có thể có nguy cơ bị hoại tử xương (chết xương).
Bạn cũng phải nói rõ với nha sĩ về các tình trạng bên dưới đây:
- Bệnh tim bẩm sinh
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh gan
- Bệnh tuyến giáp
- Bệnh thận
- Bệnh cao huyết áp
- Có khớp nhân tạo
- Bệnh về van tim
- Bệnh tuyến thượng thận
- Suy giảm hệ thống miễn dịch
- Tiền sử viêm nội tâm mạc do vi khuẩn
Nha sĩ của bạn có thể muốn đảm bảo rằng tất cả các tình trạng ổn định hoặc điều trị trước khi bạn tiến hành nhổ răng. Bạn có thể được kê đơn thuốc kháng sinh trong những ngày trước khi tiến hành thủ thuật nếu:
- Phẫu thuật của bạn dự kiến sẽ kéo dài
- Bạn bị nhiễm trùng hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu
- Tình trạng bệnh lý đặc biệt
Bạn nên ghi nhớ những điều sau trong ngày nhổ răng để đảm bảo chất lượng điều trị:
- Nếu bạn sẽ được gây mê tĩnh mạch (IV), hãy mặc áo sơ mi ngắn tay hoặc quần áo rộng rãi và không ăn hoặc uống trong vòng sáu đến tám giờ trước cuộc hẹn.
- Đừng hút thuốc trước.
- Hãy cho nha sĩ của bạn biết nếu bạn bị cảm lạnh, vì bạn có thể cần phải lên lịch lại.
- Hãy cho nha sĩ của bạn biết nếu bạn bị buồn nôn hoặc nôn vào đêm hôm trước, điều này có thể yêu cầu gây mê khác hoặc lên lịch lại.
- Hãy nhờ ai đó chở bạn về nhà.
Quy trình thực hiện nhổ răng
Thăm khám và khai thác bệnh sử: nha sĩ cần thăm khám kỹ lưỡng tình trạng hiện tại răng và sức khỏe toàn thân của bạn. bên cạnh đó nha sĩ cũng sẽ tìm hiểu về bệnh sử, các bệnh toàn thân mà bạn đã và đang mắc phải. điều này rất quan trọng để nha sĩ lên kế hoạch điều trị cho bạn nên bạn hãy cung cấp một cách đầy đủ và chính xác nhất.
- Chụp phim chẩn đoán: kiểm tra hình dạng, kích thước hay những bất thường của răng và vùng xung quanh mà mắt thường không thể thấy được.