Ê buốt chân răng là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Gây khó chịu khi ăn, uống. Nó là triệu chứng của một số bệnh lý ở răng miệng.

ê buốt chân răng
Ê buốt chân răng sẽ gây khó chịu khi ăn uống. Ảnh: internet

Ê buốt chân răng là gì?

Ê buốt chân răng hay còn gọi là răng nhạy cảm xảy ra khi cổ răng bị mòn, men răng bị phá hủy hay bạn mắc một số bệnh lý khác ở răng miệng.

Người bị ê buốt răng sẽ cảm thấy rất khó chịu khi ăn hoặc uống một số loại thực phẩm nóng hoặc lạnh.

Vậy nó có nguy hiểm không?

Để trả lời câu hỏi này, nha sĩ phải xem xét:

  1. Mức độ ê buốt răng của bạn như thế nào?
  2. Nguyên nhân là do đâu?
  3. Tình trạng răng nhạy cảm đã kéo dài bao lâu rồi?

Nguyên nhân gây ê buốt chân răng

Có 2 yếu tố chính gây ra tình trạng ê buốt chân răng là: những thói quen hằng ngày của bạn và các bệnh răng miệng.

Những thói quen xấu gây ê buốt chân răng

  • Chải răng quá mạnh
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng
  • Tật nghiến răng khi ngủ
  • Thường xuyên ăn hoặc uống những thực phẩm có tính axit cao

Chắc hẳn, bạn sẽ thắc mắc “Vì sao những điều này lại gây hại cho răng?”

Đơn giản vì những hành động này khi xảy ra một cách đều đặn mỗi ngày sẽ có khả năng làm mòn men răng – lớp ngoài cùng giúp bảo vệ răng. Đặc biệt nhanh hơn đối những người bẩm sinh có men răng mỏng hơn những người khác.

Men răng đã mất đi thì không thể tự mọc lại được. Khi răng bị mất đi lớp bảo vệ, nó sẽ trở nên nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh; tính axit có trong thức ăn – tạo ra cảm giác ê buốt răng mỗi khi bạn ăn uống.

Các bệnh lý răng miệng gây ê buốt chân răng

Tụt nướu

bệnh viêm nướu răng
Ảnh minh họa (internet)

Mảng bám và cao răng khi tích tụ lâu ngày ở đường viền nướu có thể làm cho nướu bị tụt xuống (teo cơ nướu) làm lộ chân răng gây ê buốt.

Bên cạnh đó, nướu răng tụt xuống sẽ tạo điều kiện cho các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn bám vào gây sâu răng.

Tụt lợi không phải là tình trạng hiếm gặp và nếu phát hiện sớm, bạn thậm chí có thể tự khắc phục bằng cách chải răng nhẹ nhàng hơn, sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyên bạn nên lấy vôi răng ít nhất 6 tháng/ lần hoặc thường xuyên hơn đối với những người hút thuốc lá để giảm thiểu nguy cơ tụt lợi.

Răng bị nứt

ê buốt chân răng
Răng nứt là một trong những nguyên nhân gây ê buốt răng. Ảnh: internet

Khi một chiếc răng bị nứt xuống tận chân răng, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu, ê buốt răng khi ăn hoặc uống các thực phẩm nóng, lạnh hoặc thậm chí là có vị ngọt.

Răng bị nứt thường do chấn thương, các tác động mạnh từ bên ngoài. Nha sĩ có thể giúp bạn điều trị bằng nhiều cách tùy theo mức độ của vết nứt và sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe răng miệng.

Đối với vết nứt nhỏ, nha sĩ có thể “chữa lành” nó bằng phương pháp trám răng. Trường hợp răng bị hư hỏng nghiêm trọng không thể phục hồi, nhổ răng là thủ thuật cần thiết để tránh tình trạng viêm nhiễm và ảnh hưởng đến các răng khỏe mạnh khác.

Mòn cổ chân răng

mon-co-rang-coi-nho
Ảnh: Mòn cổ răng hàm trên

Mòn cổ răng (còn được gọi là tiêu cổ răng hay khuyết cổ răng) là sự mất mô cứng của răng, thường xảy ra ở mặt ngoài cổ răng của phần thân răng, và một phần thuộc chân răng.

Đây là bệnh lý thường xảy ra ở độ tuổi thiếu niên và nhiều hơn ở những người cao tuổi.

Nguyên nhân của nó thường do các tác động mạnh từ bên ngoài: chải răng quá mạnh, nghiến răng, thói quen ăn nhai đồ cứng và thường xuyên dùng các thực phẩm có tính axit.

Ê buốt chân răng có thể nói chỉ là giai đoạn đầu của căn bệnh này. Nếu không được điều trị sớm, tổn thương ở răng sẽ ngày càng trầm trọng, gây tổn hại đến tủy răng và gây đau nhức dữ dội.

Sâu răng

sâu răng
Sâu răng nếu không được điều trị sớm có thể ăn sâu vào chân răng. Ảnh: nha khoa EDEN

Chắc hẳn bạn đã không còn quá xa lạ với căn bệnh này. Đây là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi.

Sâu răng nếu không được phát hiện kịp thời, lỗ sâu răng sẽ ngày càng “nới rộng” và ăn sâu vào ngà răng. Khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh hoặc tính axit có trong thức ăn, các dây thần kinh bên trong răng sẽ bị kích thích và gây ê buốt.

Ê buốt chân răng sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa

Răng bạn sẽ nhạy cảm hơn sau khi tẩy trắng răng, trám răng, mão răng hay lấy tủy răng. Tuy nhiên, cơn ê buốt sẽ giảm dần đến khi biến mất hoàn toàn với sự giám sát của nha sĩ.

Bên cạnh đó, nha sĩ cũng có thể hướng dẫn bạn một số cách giúp giảm đau, giảm ê buốt và điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống sao cho phù hợp trong giai đoạn này.

Đây là nguyên nhân không có gì phải đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu sự nhạy cảm ở răng kéo dài và không thuyên giảm, hãy liên hệ ngay với nha sĩ đề tìm cách khắc phục kịp thời nhé.

Cách điều trị

mon-co-răng
Mòn cổ răng được phục hồi tại EDEN

Việc đầu tiên là bạn cần đến nha khoa để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây ê buốt răng. Nha sĩ sẽ giúp bạn điều trị tình trạng này bằng một số phương pháp dưới đây tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn:

  • Trám răng
  • Mão răng
  • Bôi gel fluor hoặc gel chống ê buốt lên vùng răng nhạy cảm
  • Điều trị các bệnh lý ở răng miệng

Vì ê buốt răng có thể xuất phát từ nhiều bệnh răng miệng khác nhau nên cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Trường hợp nghiêm trọng, nha sĩ có thể để xuất các phương pháp:

  • Chữa tủy răng
  • Nhổ răng
  • Ghép nướu

Điều trị ê buốt chân răng tại nhà

Bạn có thể giảm triệu chứng ê buốt răng tại nhà khi chưa thể đi thăm khám nha khoa được ngay lập tức bằng một số cách sau:

  • Đeo dụng cụ bảo vệ miệng khi ngủ nếu bạn có tật nghiến răng vào ban đêm
  • Sử dụng kem đánh răng dành răng nhạy cảm
  • Súc miệng với nước muối pha loãng
  • Bôi gel chống ê buốt răng (nên hỏi ý kiến nha sĩ trước khi sử dụng)

Tham khảo thêm một số cách hiệu quả khác tại đây.

 

Chăm sóc răng đúng cách

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” đây là điều không phải riêng các bệnh nhân đều mong muốn mà cả những bác sĩ cũng mong bệnh nhân của họ luôn ghi nhớ điều này.

Việc phòng chống bệnh luôn luôn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc chữa trị chúng. Vì vậy, bạn hãy bỏ túi một số cách chăm sóc răng miệng dưới đây để tránh tình trạng ê buốt chân răng nhé.

Chải răng nhẹ nhàng

Đây là thói quen rất đơn giản bạn cần lưu ý hàng đầu. Nếu bạn muốn làm sạch răng tốt hơn, hãy chải “lâu hơn” thay vì chải “mạnh hơn”.

Việc chải răng quá mạnh có thể làm mòn men răng và tăng nguy cơ bị tụt lợi.

Hạn chế dùng thực phẩm có tính axit

Một số loại thực phẩm có tính axit:

  • Nước uống có ga
  • Cà phê
  • Phô mai
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Cà chua
  • Cam, chanh, quýt
  • Thịt
  • Các loại hạt: hạt dẻ, hạnh nhân,…

Và nhiều thực phẩm khác.

Thực ra, việc bạn tránh hết các thực phẩm có tính axit hầu như là không thể. Tuy nhiên, bạn có thể tìm hiểu thêm về những loại thực phẩm nào là thuộc trong nhóm có tính axit và ăn cùng lúc trong một bữa ăn, sau đó vệ sinh răng miệng lại sạch sẽ.

Lưu ý: chỉ chải răng sau 30 phút sau khi ăn hoặc uống các thực phẩm có tính axit.

Cạo vôi răng định kỳ

cạo vôi răng trước và sau
Trước khi cạo vôi răng và sau khi cạo vôi răng

Việc chải răng đều đặn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày là rất tốt nhưng chắc chắn không thể loại bỏ 100% mảng bám trên răng. Do đó, dù bạn đã chăm chỉ vệ sinh răng miệng nhưng bạn vẫn thấy cao răng hình thành ở đường viền nướu.

Cạo vôi răng định kỳ sẽ giúp làm sạch mảng bám và vôi răng, hạn chế nguy cơ tụt lợi, sâu răng – nguyên nhân gây ê buốt chân răng.

Kết luận

Nếu bạn đã trang bị đầy đủ kiến thức cũng như thực hành đúng cách chăm sóc răng miệng. Bạn hoàn toàn có thể “chào tạm biệt” với tình trạng răng nhạy cảm. Ngoại trừ trường hợp thực hiện một số thủ thuật nha khoa nhưng vấn đề này thường không đáng lo ngại.

Tình trạng ê buốt chân răng là dấu hiệu của các bệnh lý ở răng miệng. Vì vậy, dù nó thường chỉ xảy ra khi bạn ăn những thực phẩm nóng hoặc lạnh nhưng bạn vẫn nên thăm khám nha khoa để tránh các biến chứng tồi tệ hơn.


Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Đăng Ký Gói Trải Nghiệm 0Đ