Người lớn thường có suy nghĩ sai lầm rằng “không cần thiết để chăm sóc răng ở trẻ nhỏ vì trước sau gì cũng sẽ thay răng mới”. Đây là một cách nghĩ hoàn toàn sai lệch thậm chí đi ngược lại với kiến thức nha khoa khoa học. Khám răng cho bé là điều hoàn toàn cần thiết để tạo tiền đề cho những chiếc răng vĩnh viễn sau này được khỏe mạnh.

khám răng cho bé
Trẻ em là độ tuổi rất dễ bị sâu răng nên cần được thăm khám răng định kỳ tại nha khoa. Ảnh: internet

Khám răng cho bé ở độ tuổi nào?

Khám răng cho bé thường được khuyến khích khi bé đủ 12 tháng tuổi hoặc có thể sớm hơn. Bất cứ khi nào trẻ đã mọc răng đều có thể đi khám.

Trẻ thường mọc răng từ 6-8 tháng tuổi, nếu trong quá trình này bạn thấy trẻ có hiện tượng đau răng, chảy máu răng, khó chịu, nóng sốt thì nên đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám.

Bên cạnh đó, bạn cần đưa bé đến khám khi nhận thấy một số điều sau:

  • Trẻ mọc răng muộn (thường sau 16 tháng)
  • dấu hiệu sâu răng
  • Hôi miệng
  • Có dấu hiệu bệnh lý hay răng đổi màu
  • Trẻ bị đau, nhức răng

Lợi ích

  • Phát hiện kịp thời để khắc phục bệnh lý cho trẻ nếu có
  • Góp phần ngăn ngừa sâu răng
  • Tránh tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch
  • Giữ cho răng trẻ luôn khỏe mạnh
  • Biết được cách vệ sinh răng miệng và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ

Mẹo trước khi đi khám răng cho bé

Việc khám nha khoa cho trẻ thật sự không có gì phải đáng lo ngại từ trẻ sơ sinh đến tuổi nhi đồng và cả tuổi thiếu niên.

Các phòng khám nha khoa hiện nay thường rất thân thiện. Có vẻ bề ngoài khác với các bệnh viện nên sẽ không tạo cảm giác nghiêm trọng hay sợ hãi cho bé.

Thấu hiểu những điều lo lắng của các bậc cha mẹ, nha khoa EDEN luôn có rất nhiều đồ chơi xinh xắn cho trẻ để giúp chúng có ký ức thật vui vẻ khi đi khám nha khoa.

quà tặng
Nha khoa EDEN luôn có sẵn những món đồ chơi cho bé

Sau đây là một số lưu ý khi đến khám nha khoa cho bé:

Khám răng cho bé dưới 1 tuổi

Độ tuổi này bé chưa đủ nhận cũng chưa có đủ khả năng biểu lộ rõ cảm xúc của mình.

Bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chọn thời gian phù hợp để thăm khám: tránh giờ ngủ hay giờ ăn của bé.
  • Chuẩn bị một số đồ chơi mang theo để “dụ dỗ” vì bé thường sẽ có cảm giác sợ hãi khi đến một nơi lạ.
  • Tập cho bé há miệng tại nhà (đóng vai nha sĩ)

Đối với trẻ trên 1 tuổi hoặc lớn hơn

động viên bé khi khám răng
Cần tạo cho trẻ một tinh thần thoải mái trước khi thực hiện khám răng. Ảnh: internet

Lúc này, trẻ đã đủ nhận thức, có suy nghĩ riêng và hiểu được hết những gì đang diễn ra xung quanh.

Bạn cần lưu ý một số điều:

– Hãy luôn tích cực: bạn nên động viên chúng bằng những lời nói vui vẻ, tránh những từ như: đau, khó chịu, tiêm, chích,…

– Chú ý thời gian thăm khám: tránh giờ ngủ hay giờ ăn của bé.

– Nên vệ sinh răng cho bé trước khi khám: việc này giúp đỡ tốn thời gian của bạn khi có thể dễ dàng vệ sinh răng trước cho bé tại nhà thay vì phòng khám.

– Hãy lắng nghe con bạn: bạn nên hỏi xem “con cảm thấy thế nào?” để chúng được chia sẻ “nỗi lòng” của mình và bạn cũng sẽ dễ dàng hơn để giúp chúng thoát khỏi những lo lắng đó.

– Gọi điện đặt hẹn trước.

– Chọn những video dễ thương về khám nha khoa cho bé xem để giúp bé tự tin hơn.

– Tập cho trẻ há miệng tại nhà.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần viết ra sẵn những thói quen xấu của bé: mút ngón tay, thường xuyên ngậm núm vú giả,…  hoặc những vấn đề mà bạn thắc mắc để trao đổi với nha sĩ. Việc nhận sự hướng dẫn cụ thể tại phòng khám sẽ dễ hiểu và rõ ràng hơn bao giờ hết.

Quá trình khám răng cho trẻ em

khám răng cho trẻ
Ảnh minh họa khám răng ở trẻ em (internet)

Trong mỗi lần khám răng định kỳ, nha sĩ sẽ luôn khám tổng quát, đánh giá các bệnh về răng mà trẻ đang gặp phải và các vấn đề tiềm ẩn khác nếu có.

Vệ sinh răng miệng tổng thể là điều thiết yếu trong mỗi lần tái khám răng.

Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng răng của bé sẽ có các bước điều trị khác nhau.

Khám răng cho bé từ 6 tháng – 1 năm

  • Đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng tổng thể và nguy cơ sâu răng.
  • Vệ sinh răng miệng bởi nha sĩ (cạo vôi răng) để loại bỏ các mảng bám của thức ăn còn sót lại bằng kỹ thuật chuyên nghiệp cho trẻ em và dụng cụ phù hợp.
  • Đánh giá lượng florua thông qua chế độ ăn uống và thói quen vệ sinh răng. Điều trị bổ sung flour tại chỗ hoặc kê toa thuốc bổ sung fluor cho bé.
  • Điều trị loét miệng hoặc giảm sưng ở các vị trí như: má, lưỡi, trên vòm miệng, nướu,… nếu có.
  • Đánh giá các ảnh hưởng xấu do thói quen mút ngón tay hay thường xuyên ngậm núm vú giả nếu có.

Khám răng cho bé từ 1 tuổi – 16 tuổi

Nếu răng bé gặp phải nhiều vấn đề vệ bệnh lý, nha sĩ có thể thực hiện các bước:

  • Chụp X-quang răng nếu cần.
  • Trám dự phòng sâu răng: là bôi 1 lớp mỏng vật liệu bảo vệ lên bề mặt có nhiều hố rãnh của răng. Sau khi cứng lại, lớp phủ này có thể hạn chế đến 80% nguy cơ sâu răng cho bé.
  • Điều trị sâu răng
  • Điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng răng mọc lệch nếu có.
  • Phát hiện sớm tình trạng sai khớp cắn và khắc phục kịp thời.
  • Giúp bạn nhận thấy được các thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé như: nghiến chặt hàm, cắn móng tay, mút ngón tay cái,…
  • Lên kế hoạch niềng răng sớm để làm thẳng răng, điều trị sai khớp cắn nếu cần thiết.

Khi con bạn gần độ tuổi trưởng thành hơn, nha sĩ có thể sẽ cho bạn một số lời khuyên để giúp bé tránh một số thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng:

  • Ăn vặt quá nhiều lần trong ngày
  • Thường xuyên ăn và uống thức ăn có nhiều đường
  • Không đeo dụng cụ bảo vệ miệng khi chơi thể thao hoặc các hoạt động mạnh.
  • Hút thuốc lá
  • Xỏ khuyên miệng

Ngoài ra, nha sĩ có thể kiểm tra về tình trạng răng khôn của trẻ (thường ở tuổi 16) và tư vấn nhổ nếu cần thiết để tránh các tác hại không đáng có từ việc răng khôn mọc lệch.

Chụp X-quang nha khoa

chụp x-quang răng
Chụp x-quang cho trẻ đối với một số trường hợp cần thiết để xác định rõ nguyên nhân của căn bệnh. Ảnh: internet

Không phải trường hợp nào cũng cần chụp X-quang vì tia X có thể không gây hại nhưng cũng khá nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Một số căn bệnh răng miệng và các nguy cơ tiềm ẩn của nó không thể nào chỉ nhìn thấy được bằng mắt thường. Nha sĩ sẽ xem xét dựa vào độ tuổi, tình trạng răng nếu cần thiết sẽ tiến hành chụp X-quang.

Để bảo vệ con trẻ, bạn nên chọn một nha khoa uy tín, phòng chụp phim đúng tiêu chuẩn và đầy đủ để quy trình chụp X-quang được đảm bảo an toàn.

Nên khám nha khoa cho bé khi nào?

Bất cứ khi nào bạn thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường ở răng miệng thì nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, trẻ cũng nên được khám nha khoa trước khi các vấn đề răng miệng xảy ra.

Học viện Nha khoa Nhi khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA khuyên bạn rằng:

  • Nên khám răng cho trẻ ngay sau khi chiếc răng đầu tiên được mọc để răng và nướu của bé được kiểm tra tổng quát khi chúng bắt đầu có những sự thay đổi.
  • Nên lên lịch khám răng định kỳ cho trẻ, thường là 6 tháng/ lần. Nếu trẻ mắc một số bệnh về răng miệng thì cần phải được thăm khám thường xuyên hơn.

Kết luận

chăm sóc răng
Khám nha khoa ở trẻ em là điều hoàn toàn cần thiết. Ảnh: internet

Đừng lầm tưởng rằng: “Chỉ đến nha khoa khi răng có vấn đề”.

Khám nha khoa ngoài việc giúp điều trị các bệnh răng miệng, nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Vì vậy, trẻ em cũng cần phải được chăm sóc răng định kỳ.

Hiện nay, việc thăm khám nha khoa cho trẻ không còn là vấn đề lo ngại cho các bậc phụ huynh – khách hàng của nha khoa EDEN. Với sự thấu hiểu tâm lý của trẻ thơ, các nhân viên và dụng cụ y khoa thậm chí là cách trang trí phòng khám tại EDEN đều rất trẻ trung, sáng tạo,.. phù hợp với mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. Nên hãy cho trẻ đến khám răng ít nhất 6 tháng/ lần nhé.

Nhổ răng sữa cho bé có nên thực hiện tại nhà? Xem tại đây.


Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments