5/5 - (1 bình chọn)

Từ lâu, nhổ răng sữa cho bé luôn là vấn đề cần quan tâm của các bậc phụ huynh. Răng sữa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình khuôn hàm của bé khi trưởng thành. Tuy nhiên, một số phụ huynh băn khoăn không biết nên nhổ răng tại nhà hay đến nha khoa.

Và nếu nhổ răng tại nhà thì đâu là phương pháp hạn chế tối thiểu những biến chứng và rủi ro? Hãy tìm hiểu khát quát về răng sữa, cách nhổ răng sữa tại nhà và các vấn đề cần lưu ý, cũng như khi nào nên đưa trẻ đến nha khoa cùng EDEN nhé!

Nhổ răng sữa cho bé
Răng sữa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình khuôn hàm của bé khi trưởng thành.

1. Khái quát về răng sữa:

Răng sữa (còn gọi là răng trẻ em, răng tạm thời) là bộ răng đầu tiên trong quá trình sinh trưởng. Răng sữa thường bị rụng mất và thay thế bằng răng vĩnh viễn. (1)

1.1. Độ tuổi mọc răng sữa:

  • Răng cửa trung tâm: 6–12 tháng tuổi.
  • Răng cửa hai bên: 9–16 tháng tuổi.
  • Răng hàm đầu tiên: 13–19 tháng tuổi.
  • Răng nanh: 16–23 tháng tuổi.
  • Răng hàm thứ hai: 22–33 tháng tuổi. (2)
Răng sữa
Răng cửa trung tâm thường mọc khi trẻ 6–12 tháng tuổi.

1.2. Độ tuổi thay răng sữa:

  • Răng cửa trung tâm: 5–7 tuổi.
  • Răng cửa hai bên: 7–8 tuổi.
  • Răng hàm đầu tiên: 9–10 tuổi.
  • Răng nanh: 10–11 tuổi.
  • Răng hàm thứ hai: 11–12 tuổi.

1.3. Vai trò của răng sữa:

  • Răng sữa giúp trẻ nhai nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
  • Răng sữa giúp trẻ tránh bị nói ngọng.
  • Răng sữa giúp kích thích sự phát triển của xương hàm, đảm bảo tính thẩm mỹ của khuôn hàm khi trưởng thành.
  • Chăm sóc răng sữa tốt giúp cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí khi bé thay răng.

2. Thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa cho bé:

Trẻ em thường bắt đầu thay răng khi đến 5-6 tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bé sẽ thay răng sớm hơn, hoặc chậm hơn. Vậy nên, thông thường bạn chỉ nên nhổ răng sữa cho bé từ 6 tuổi trở lên. Và nên đến khám tư vấn sớm với nha sĩ nếu thấy thời gian hoặc hiện tượng bất thường khi thay răng.

Chiếc răng sữa đầu tiên cần thay đa phần là răng cửa hàm dưới.

Thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa:

  • Răng sữa lung lay tự nhiên khi đến tuổi cần thay răng. Tức không phải do ngoại tố tác động như tai nạn trong quá trình sinh hoạt, chơi thể thao hay các bệnh lý về răng.
  • Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên nhưng răng sữa vẫn chưa được nhổ.
  • Răng sữa bị hư tổn, tuy đã có sự can thiệp nhưng không hồi phục tích cực, hoặc gây ảnh hưởng đến răng xung quanh.
Tự nhổ răng sữa cho bé
Trẻ em thường bắt đầu thay răng khi đến 5-6 tuổi.

3. Cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà:

  • Bước 1: Vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn và lau khô tay của phụ huynh cùng bé thật sạch sẽ. Chuẩn bị túi bông gòn hoặc gạc y tế còn vô khuẩn trong bọc.
  • Bước 2: Dùng tay sạch lung lay răng sữa cần nhổ. Tốt nhất nên để trẻ tự lung lay để có lực độ thích hợp, thoải mái và tránh gây sợ hãi, cho đến khi có thể thấy chân răng di chuyển nhiều và có thể bật gốc.
  • Bước 3: Phụ huynh dùng 1 miếng gạc hoặc gòn sạch, giữ chặt thân răng bằng 2 ngón tay (ngón cái và trỏ). Nhẹ nhàng nhưng dứt khoát vặn phần thân răng, đồng thời bẻ về phía ngoài. Răng sữa sẽ rơi ra ngoài hoặc dễ dàng kéo dứt lên trên.
  • Bước 4: Cho trẻ cắn gòn hoặc gạc đặt lên phần vừa nhổ trong khoảng 10 phút liên tục để cầm máu.Trong khi cắn cho trẻ phải ngậm môi lại, nuốt nước bọt và máu vào trong. Thay cục gòn mới vài lần nếu vẫn còn chảy máu, đến nha sĩ nếu vẫn còn chảy máu nhiều sau 1 giờ.
  • Bước 5: Kiểm tra kĩ lại vị trí vừa nhổ răng sữa nhằm đảm bảo không còn phần nào của răng còn sót lại, đặc biệt là chân răng.

4. Những lưu ý quan trọng:

  • Không nên tự ý nhổ răng sữa cho trẻ khi răng chưa đến thời điểm lung lay và cần thay răng vĩnh viễn.
  • Lưu ý tuyệt đối không tự nhổ răng sữa cho bé có bệnh toàn thân (Ví dụ: Đái tháo đường týp 1), bệnh tim mạch, bệnh máu khó đông,…
  • Không nên buộc chỉ vào răng hay vặn răng quá mạnh và lâu.
  • Nếu răng sữa còn quá cứng, phụ huynh không thể vặn nhổ ra sau 2-3 lần thì nên dừng lại
  • Nếu nhổ răng sữa tại nhà khiến bé bị đau, khó cầm máu, hay chảy máu dai dẳng, khiến bé không thoải mái thì nên đưa trẻ đến nha khoa mỗi khi cần nhổ.
Buộc chỉ nhổ răng
Buộc chỉ vào răng không phải là phương pháp nhổ răng sữa an toàn.

5. Rủi ro và biến chứng khi tự nhổ răng sữa cho bé:

Một số rủi ro có thể xảy ra khi nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà:

  • Không đảm bảo vệ sinh lúc nhổ răng gây viêm nhiễm
  • Không nhổ hết toàn bộ răng
  • Lỡ nuốt phải răng vừa nhổ
  • Viêm nướu
  • Chảy máu kéo dài
  • Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khi nhổ răng sau này

Đối với bé có bệnh toàn thân (Ví dụ: Đái tháo đường týp 1), bệnh tim mạch, bệnh máu khó đông,.. Có khả năng cao sẽ nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và nguy hiểm đến tính mạng. Nên các bé này cần được bác sĩ nhi khoa tư vấn kỹ việc nhổ thay răng sữa, và không nên thực hiện tại nhà.

6. Trường hợp nào nên nhổ răng sữa cho bé tại nha khoa?

  • Răng sữa của trẻ bị lung lay do ngoại tố tác động như tai nạn trong quá trình sinh hoạt, chơi thể thao hay các bệnh lý về răng.
  • Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên nhưng răng sữa vẫn chưa được nhổ.
  • Sau khi nhổ răng cho con tại nhà và vị trí nướu nơi răng bị nhổ có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt cao, vùng răng hoặc nướu sưng đỏ, chảy máu, gây đau đớn cho trẻ… thì bạn mẹ nên đưa con đi nha sĩ ngay lập tức để điều trị.
  • Ngoài ra, khi đến nha khoa, nha sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra liệu răng sữa mọc có đúng trình tự và vị trí; ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn ra sao; có bị lệch lạc và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ hay không.

7. Cách tạo cuộc hẹn đầu tiên giữa bé và nha sĩ:

7.1. Những điều bạn nên chuẩn bị sẵn sàng trước khi đưa trẻ đến nha khoa:

  • Hãy chắc rằng trẻ thấy vui và hào hứng khi đến nha khoa.
  • Kể chuyện, xem video,…để chuẩn bị tâm lý tốt cho trẻ việc đến khám nha sĩ
  • Sẵn sàng cho những phản ứng có thể xảy ra của bé. Tốt nhất nên đem theo những món đồ chơi quen thuộc. Ở nha khoa Eden, chúng tôi luôn sẵn lòng chuẩn bị những chú thú bông dễ thương để trẻ không cảm thấy sợ hãi.
  • Thảo luận trước với nha sĩ về tiến trình khám răng để chuẩn bị tâm lý cho cả phụ huynh và trẻ.
  • Lưu ý: Không nên đến nha sĩ lần đầu tiên để nhổ răng sữa, sẽ tạo dấu ấn không tốt cho tâm lý trẻ
Cuộc hẹn đầu tiên của bé và nha sĩ
Chúng tôi luôn sẵn lòng chuẩn bị những chú thú bông và trò chơi dễ thương để trẻ không cảm thấy sợ hãi.

7.2. Nha sĩ sẽ làm gì trong buổi hẹn đầu tiên?

  • Một buổi thăm khám trung bình kéo dài tầm 30 phút: Nha sĩ sẽ kiểm tra răng, nướu, hàm, mô miệng và khớp cắn của trẻ để đảm bảo răng sữa đang khỏe mạnh và răng vĩnh viễn sẽ hình thành đúng vị trí.
  • Sau đó, nha sĩ sẽ cẩn thận đánh bóng răng của bé. Đồng thời loại bỏ mọi mảng bám dọc theo nướu (nếu bé hợp tác tốt).
  • Nha sĩ sẽ chụp X-quang để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến bệnh lý răng miệng.
  • Cuối cùng, nha sĩ sẽ tư vấn các mẹo và kỹ năng vệ sinh răng miệng cho trẻ.
  • Nếu trẻ quá hiếu động trong lần khám đầu tiên, phụ huynh có thể sắp xếp để trẻ đến khám lại sau 2 – 3 tháng, giúp bé sớm quen thuộc với nha sĩ.

Tóm lại, nhổ răng sữa cho bé sẽ quyết định rất nhiều đến quá trình mọc răng vĩnh viễn và sức khỏe răng miệng của bé sau này. Vì vậy, phụ huynh có thể tự nhổ răng cho bé tại nhà, nhưng tốt nhất vẫn nên đưa đến nha khoa để tránh các rủi ro và biến chứng khôn lường.

Tại nha khoa, các bác sĩ sẽ có thể theo dõi sát sao hơn về việc thay răng của bé và các bệnh lý răng miệng khác. Từ đó có những giải pháp kịp thời, tránh lưu lại các di chứng đáng tiếc, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

Nguồn tham khảo:

(1), (2): Theo Wikipedia.


Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] mỹ về lâu dài. Ở trẻ em, khoảng trống này có thể mất đi trong quá trình thay răng sữa, nên cha mẹ đừng quá lo lắng nếu trẻ có răng sữa bị […]

Đăng Ký Gói Trải Nghiệm 0Đ