Những chiếc răng cối thường là một “chiến binh” rất tốt giúp chúng ta nghiền nhỏ thức ăn. Răng khôn cũng là một trong những “chiến binh” ấy. Tuy vậy, thay vì mọc thẳng, răng khôn lại thường mọc ngã nghiêng vào răng kế cận nó, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng tổng thể. Vậy răng khôn mọc lệch có tác hại như thế nào? Cùng nha khoa EDEN tìm hiểu nhé.
Răng khôn mọc lệch là mọc như thế nào?
Răng khôn là gì?
Răng khôn có tên gọi khác là răng số 8, răng hàm thứ 3 hay răng cấm. Thường mọc ở độ tuổi từ 17-25 tuổi.
Sở dĩ nó có cái tên này vì bạn thường chỉ có răng khôn khi bạn đến tuổi trưởng thành, cũng là lúc đánh dấu sự khôn ngoan của bạn. Nhưng cách mà nó mọc lên thường trái ngược với cái tên của nó.
Răng khôn mọc lệch là sao?
Thay vì mọc thẳng đứng như những “bạn bè lân cận”, răng khôn thường “có lối đi riêng” mọc nghiêng, mọc ngả vào chiếc răng cạnh bên. Lâu ngày có thể gây lệch khớp cắn, sâu răng, và một số bệnh lý răng miệng khác.
Bên cạnh đó, chiếc răng số 8 này cũng có thể mọc theo nhiều cách khác như:
- Mọc kẹt: lộ một phần nhỏ thân răng trong miệng
- Mọc ngầm: nằm dưới nướu và xương; không thấy được thân răng trong miệng
Vì sao răng khôn mọc lệch gây sai lệch khớp cắn?
Khi một chiếc răng khôn mọc lệch, nghiêng ngả vào răng kế cận. Lúc này, nó sẽ tạo ra một lực đẩy, theo thời gian, những chiếc răng chịu tác động của lực này sẽ dần dịch chuyển, gây sai lệch khớp cắn.
Răng không mọc thẳng có gây lệch khớp cắn không?
Một người sẽ có 4 chiếc răng khôn, nhưng không phải ai cũng đều mọc đủ cả 4 chiếc răng này. Vì vậy, răng số 8 mọc thẳng cũng có thể gây lệch khớp cắn khi không có răng đối diện tương xứng với nó.
Nguyên nhân
Răng khôn mọc lệch thường là do hàm chúng ta không đủ không gian từ răng số 7 đến xương góc hàm để chúng có thể trồi lên, và phát triển một cách bình thường.
Hoặc xương hàm của chúng ta đã trở nên cứng chắc hơn khi đến tuổi trưởng thành. Làm cho răng số 8 không thể mọc lên được mà mọc kẹt trong xương hàm hoặc mọc nghiêng.
Dấu hiệu nhận biết
Nếu không thăm khám nha khoa thường xuyên, bạn chỉ có thể nhận biết tình trạng răng khôn mọc lệch khi chúng bắt đầu “hành hạ” bạn, các triệu chứng bao gồm:
- Đau nhức răng âm ỉ
- Nướu sưng tấy, có màu đỏ khác với bình thường
- Hành sốt
- Khó khăn khi há miệng
- …
Tuy nhiên, trường hợp răng khôn mọc khỏe mạnh vẫn có thể gây đau nhức, sưng má trong quá trình phát triển của chúng. Không giống với những chiếc răng khác, răng khôn thường mất 1-2 năm hoặc có thể là 4-5 năm để mọc hoàn thiện. Khoảng cách của mỗi đợt phát triển là vài tháng. Vì vậy, ngay cả khi nó không mắc bệnh gì thì bạn vẫn phải “trăn trở” bởi những sự khó chịu ở răng trong thời gian trưởng thành của nó.
Cách nhận biết răng khôn mọc lệch sớm
Thực ra, nha sĩ có thể nhìn thấy chiếc răng hàm thứ 3 của bạn ngay cả khi chúng chưa trồi qua khỏi nướu bằng phương pháp chụp x-quang. Vì thế mà họ có thể biết được: “Liệu những chiếc răng khôn của bạn có vấn đề gì không?” trước khi chúng “chào đời” và tiến hành loại bỏ nếu cần thiết. Điều này nhằm giúp bạn phòng tránh được các tác hại do việc răng số 8 mọc lệch gây ra.
Răng khôn mọc lệch có tác hại gì không?
Răng khôn mọc không đúng cách có thể gây ra một số bệnh lý răng miệng như:
- Viêm nướu
- Viêm nha chu
- Sâu răng
- Làm răng số 7 bị lung lay
- Viêm mô tế bào
- Gây xô lệch khớp cắn
- Gây u nang xương hàm
- …
Nhổ răng khôn mọc lệch như thế nào?
Trong quá trình thăm khám, nha sĩ hỏi bạn về tiền sử các bệnh lý trước đây (nếu có), để cân nhắc về các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi nhổ răng.
Nhổ răng khôn tại nha khoa EDEN mặc dù không quá phức tạp, nhưng bước thăm khám luôn được các nha sĩ cẩn trọng hết mực để đảm bảo thủ thuật này được diễn ra thuận lợi. Một số loại phim thường được đề nghị thực hiện bởi nha sĩ như:
- Phim quanh chóp
- Phim panorama (chụp toàn hàm)
- Phim CT (phim cắt lớp) nếu cần thiết
Tùy theo mức độ phức tạo của răng, nha sĩ sẽ dặn dò bạn một số điều nên làm trước khi nhổ răng khôn, chẳng hạn:
- Nên ngủ sớm trong buổi tối trước khi nhổ răng để cơ thể không bị mệt mỏi
- Nên ăn uống no bụng
- Không nên uống cà phê hoặc các chất có cồn như: rượu, bia
- Không nên hút thuốc lá
Biến chứng
Một số biến chứng có thể xảy ra trong và sau thủ thuật nhổ răng số 8:
- Viêm ổ răng khô
- Chảy máu liên tục sau khi nhổ răng
- Sốc phản vệ, dị ứng hoặc ngộ độc với thuốc tê
- Tổn thương dây thần kinh
- Sốt cao và nhiễm trùng
- Còn sót chân răng
- Hoại tử xương
- Thủng xoang hàm
Xem thêm chi tiết về 8 biến chứng sau khi nhổ răng khôn tại đây.
Phòng ngừa biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Lựa chọn phòng khám uy tín
Thủ thuật loại bỏ răng khôn phải đảm được thực hiện bởi nha sĩ có kinh nghiệm dày dặn, trình độ chuyên môn cao, phương tiện thực hiện đầy đủ và được vô khuẩn tốt.
Nếu mất bất kỳ yếu tố nào ở trên, tỷ lệ xảy ra biến chứng trong và sau khi nhổ răng khôn sẽ cao hơn rất nhiều so với bình thường. Vì vậy, hãy đảm bảo lựa chọn cho mình một nha khoa uy tín, đặt chất lượng lên hàng đầu để “gửi gắm” chiếc răng khôn của bạn nhé.
Cách chăm sóc của bạn
- Nên cắn chặt miếng gạc khoảng 30 phút
- Không nên khạc nhổ, hắt xì mạnh khoảng 24 giờ sau khi nhổ răng
- Không nên chải răng ngay sau khi hoàn tất thủ thuật
- Có thể sử dụng túi chườm nóng, lạnh để giảm sưng má, giảm đau
- Nên nghỉ ngơi tại nhà 1-2 ngày. Đặc biệt nếu bạn được sử dụng thuốc gây mê khi nhổ răng
- Đảm bảo uống thuốc giảm đau đủ liều theo lời dặn của nha sĩ nếu có
- Không nên chạy nhảy, khiêng vác đồ nặng,… các hoạt động mạnh trong vài ngày sau khi nhổ răng khôn