Răng khôn sẽ mọc lên khi chúng ta đến tuổi trường thành. Thường là từ 17 tuổi trở lên. Nó là chiếc răng mọc sau cùng, và cũng có thời gian để mọc hoàn thiện lâu nhất, khoảng 1-2 năm. Có trường hợp lên đến 4-5 năm. Nhiều người thắc mắc “Răng khôn mọc ở đâu?”. Nha khoa EDEN sẽ giải đáp ngay cho bạn.

răng khôn mọc ở đâu
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Ảnh: internet

Răng khôn mọc ở đâu?

Răng khôn hay còn gọi là răng cấm hoặc răng số 8, là răng vĩnh viễn mọc sau cùng trong miệng.

Răng số 8 mọc ở vị trí trong cùng của cung hàm. Khi răng khôn chưa trồi lên, bạn có thể nhận thấy còn một khoảng trống từ răng số 7 đến xương góc hàm. Tuy nhiên, vị trí này thường khá nhỏ so với kích thước của răng khôn. Nên đa phần các răng này không mọc thẳng lên bình thường như các răng khác. Mà chúng thường mọc lệch, lâu ngày có thể dẫn tới sâu răng; gây tổn thương đến răng lân cận,…

Răng khôn mọc khi nào?

Răng cấm thường mọc ở độ tuổi từ 17 – 25. Ở người có đủ 32 chiếc răng thì sẽ có 4 chiếc răng khôn. Một số trường hợp khác chỉ mọc 2 chiếc răng khôn. Và cũng có trường hợp không có chiếc răng số 8 nào.

Bộ răng hàm đầu tiên thường mọc khi chúng ta lên 6 tuổi. Bộ răng hàm thứ 2 thường mọc khi chúng ta đủ 12 tuổi. Và bộ cuối cùng (bộ răng hàm thứ 3 – răng khôn) thường mọc trước 25 tuổi.

Răng khôn có chức năng gì không?

“Trong quá trình vài triệu năm tiến hóa của loài người từ vượn sang vượn người rồi sang người, xương hàm của con người bé dần. Phần lớn hàm chỉ đủ chỗ cho 28 răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.” – theo Wikipedia

chức năng của răng
Ảnh: internet

Răng khôn hiện nay có thể nói là không cần thiết. Do những thực phẩm mà chúng ta ăn thường không cần phải dùng nhiều sức để cắn, xé như tổ tiên của chúng ta trước đây.

Hàm của chúng ta thường chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng. Nếu 4 chiếc răng cấm cũng “chen chúc” để trồi lên, thì có nhiều khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyến khích chúng ta nên loại bỏ răng khôn, nhằm phòng tránh những tác hại của chúng.

5 dấu hiệu nhận biết răng số 8 đang mọc

răng khôn mọc khi nào
Răng khôn mọc thường gây đau hàm, sưng má. Ảnh: internet
  • Nướu bị sưng: bạn có thể cảm thấy vùng nướu ngay vị trí chiếc răng khôn đang mọc bị sưng đỏ, cảm thấy đau khi chạm vào hoặc khi chải răng.
  • Đau nhức hàm: răng số 8 mọc có thể gây ra cảm giác đau nhức hàm âm ỉ.
  • Đau nhức ở các vị trí khác: răng khôn mọc đôi khi gây chèn ép các dây thần kinh khiến bạn bị đau quanh hàm, đau mắt và tai.
  • Sưng má: đây cũng là một dấu hiệu thường gặp. Tuy nhiên, nếu má sưng to và đau hơn bình thường thì rất có thể răng khôn của bạn mọc nghiêng ngả vào răng số 7, hoặc bị viêm nhiễm khiến lợi phình to, gây sưng má và đau nhức dữ dội.
  • Hơi thở có mùi hôi: xương hàm của chúng đã cứng chắc hơn rất nhiều ở độ tuổi trưởng thành. Điều này sẽ gây khó khăn cho răng số 8 để trồi lên và mọc thẳng, mọc khỏe mạnh như những chiếc răng khác. Thay vào đó, răng khôn sẽ mọc lệch, mọc ngầm,… gây viêm nhiễm và làm hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Răng số 8 mọc không đúng cách là mọc như thế nào?

x-quang răng khôn
Các kiểu mọc lệch của răng khôn. Ảnh: nha khoa EDEN
  • Mọc nghiêng: răng khôn có thể mọc nghiêng gần (nghiêng ra trước) hoặc mọc nghiêng xa (nghiêng ra sau).
  • Răng khôn nằm ngang: nằm 90 độ vuông góc răng 7.
  • Mọc kẹt: răng khôn mọc kẹt trong xương hàm, lộ một phần nhỏ thân răng trong miệng.
  • Mọc ngầm: nằm dưới nướu và xương, không thấy được thân răng trong miệng.
  • Mọc ngược: hiếm gặp.
  • Mọc vào má/ lưỡi: mọc vào trong/ra ngoài.

Tác hại

Răng khôn mọc không đúng cách nếu không được phát hiện sớm, có thể gây ra một số bệnh lý:

    • Sâu răng
    • Viêm nướu
    • Viêm nha chu
    • Viêm mô tế bào
    • Gây xô lệch khớp cắn
    • Gây u nang xương hàm

Điều trị răng số 8 mọc lệch như thế nào?

Phương pháp phổ biến nhất để điều trị triệt để tình trạng răng khôn mọc lệch là nhổ răng. Trước khi nhổ, các bĩ thường sẽ gây tê tại chỗ, nên quy trình phẫu thuật thường không gây đau đớn.

Thời gian để loại bỏ 1 chiếc răng khôn thường mất khoảng 20-30 phút. Thời gian chuẩn xác của toàn bộ quá trình hầu hết sẽ phụ thuộc vào “độ khó” của từng trường hợp.

Quy trình nhổ răng khôn 5 bước

niềng răng
Ảnh thực tế tại nha khoa EDEN.
  1. Thăm khám: nha sĩ sẽ thăm khám; chụp phim quanh chóp, toàn cảnh, x-quang,… để đánh giá chính xác tình trạng răng. Và cũng để ngăn ngừa biến chứng sau khi nhổ răng khôn.
  2. Vệ sinh và sát khuẩn: nha sĩ sẽ tiến hành các bước vệ sinh và sát khuẩn kỹ lưỡng toàn bộ vùng răng miệng của bạn. Để tránh các tình trạng viêm nhiễm.
  3. Gây tê – gây mê: tùy vào vị trí của răng khôn và mức độ khó của ca phẫu thuật, nha sĩ có thể gây tê cục bộ, toàn thân hoặc an thần để quá trình phẫu thuật không gây ra bất kỳ sự đau đớn, hay khó chịu nào cho bạn.
  4. Nhổ răng khôn: trường hợp răng khôn vẫn còn nằm sâu trong đường viền nướu, nha sĩ sẽ rạch một vết trên nướu để lộ răng và xương. Đối với những ca khó, nha sĩ sẽ chia nhỏ thành từng phần thân răng.
  5. Hoàn tất: nha sĩ sẽ làm sạch và loại bỏ mọi mảnh vụn còn sót lại. Sau đó, vết thương sẽ được khâu lại (nếu cần).

Kết luận

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Răng khôn mọc ở đâu”. Bên cạnh vị trí mà răng số 8 trồi lên, chắc hẳn bạn cũng đã biết thêm nhiều điều hữu ích về chiếc răng “phiền toái” này.

Đừng cố gắng lướt qua những triệu chứng gây khó chịu khi bạn đang mọc răng khôn. Điều này chỉ khiến sức khỏe răng miệng càng bị ảnh hưởng ngày một nghiêm trọng hơn. Hãy đến nha sĩ đề thăm khám và nhổ chúng đi càng sớm càng tốt (nếu cần thiết).

Một số người quyết định loại bỏ răng số 8 ngay cả khi chúng còn nằm dưới xương hàm. Cách này để giúp họ tránh được những tác hại do việc răng khôn mọc lệch gây ra.

Trường hợp bạn may mắn có được những chiếc răng khôn khỏe mạnh. Thì bạn cũng nên chăm sóc răng miệng thật tốt. Đặc biệt lưu ý để bàn chải chạm tới những vị trí này khi đánh răng. Để phòng ngừa sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác nhé.

Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? Xem ngay tại đây.

Nguồn tham khảo: 

  • rmperiohealth.com
  • crest.com

 


Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments