“Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?” Đây là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: “Liệu có cần kiêng đánh răng răng sau khi sinh không?” Bài viết này sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho bạn.

sau sinh bao lâu thì được đánh răng
Ảnh: internet

Giai đoạn mang thai và giai đoạn sau sinh là những khoảng thời gian mà các bà mẹ nên chú trọng hơn về các vấn đề sức khỏe. Cả về sức khỏe răng miệng. Vì trong những khoảng thời gian này, cơ thể bạn sẽ thay đổi về bên ngoài và cả bên trong. Nên bạn cần chuẩn bị tâm lý và đảm bảo có đủ kiến thức đúng đắn để chăm sóc bản thân một cách khoa học nhất.

Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?

“Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?” Trên thực tế, chưa có một lời khuyên nào từ các chuyên gia rằng chúng ta nên kiêng đánh răng trong 1 tuần hoặc 1 tháng đầu tiên sau khi sinh em bé. Vì việc bạn không chải răng hằng ngày sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ và gây ra các bệnh lý răng miệng.

Do đó, các mẹ bỉm sữa vẫn nên đảm bảo vệ sinh răng đúng cách mỗi ngày. Để bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, bạn nên dùng chỉ nha khoa và chải răng một cách nhẹ nhàng. Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm vì răng và nướu của bạn có thể đặc biệt nhạy cảm hơn khi mang thai hoặc sau sinh.

Các vấn đề răng miệng thường gặp sau sinh

mòn men răng
Răng ê buốt là triệu chứng rất thường gặp sau khi sinh. Ảnh: internet
  • Viêm nướu: các triệu chứng có thể bao gồm sưng nướu và chảy máu nướu. Thường xảy ra khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa
  • Sâu răng
  • Ê buốt răng
  • Đau nhức răng

Nguyên nhân

Hầu hết mọi người đều có thể mắc các bệnh răng miệng trên. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn là do:

Sự thay đổi nội tiết tố

Sự gia tăng lưu lượng máu trong thời kỳ mang thai có thể khiến nướu dễ bị kích ứng, dẫn đến sưng tấy và gây đau nhức khi ăn uống hay chải răng.

Ốm nghén, trào ngược dạ dày

ốm nghén khi mang thai
Tình trạng tăng axit trong khoang miệng do trào ngược dạ dày, và nôn mửa do ốm nghén sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng. Ảnh: internet

Mỗi lần buồn nôn, axit từ dạ dày có thể trào ngược lên vòm miệng gây mòn men răng. Khiến răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh.

Chế độ ăn uống lạm dụng đồ ngọt, chua

Thói quen ăn quá nhiều đồ ngọt, chua hoặc ăn vặt quá nhiều lần trong ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng (thường do cảm giác thèm ăn khi mang thai).

Nghiến răng khi ngủ

Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn cảm thấy căng thẳng, áp lực, lo lắng,…- các triệu chứng thường gặp ở các mẹ bỉm sữa do ngủ không đủ giấc khi chăm con và nhiều yếu tố khác.

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng sau sinh

Sau khi sinh, những thói quen hằng ngày của bạn có thể bị xáo trộn. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên dành thời gian để chăm sóc răng miệng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối do viêm nướu, sâu răng hoặc các bệnh lý răng miệng khác gây ra.

Vệ sinh răng miệng đúng cách sau sinh:

  • Chải răng 2 lần/ngày (sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm)
  • Làm sạch kẽ răng hằng ngày với chỉ nha khoa
  • Bạn có thể nhai kẹo cao su có chứa xylitol sau khi ăn để giúp ức chế vi khuẩn gây sâu răng
  • Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • Bạn có thể súc miệng với nước muối hằng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng và viêm nướu
  • Khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Hoặc đến nha khoa thăm khám ngay khi bạn phát hiện có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở răng

Chế độ dinh dưỡng

thực phẩm giàu canxi
Những loại thực phẩm giàu canxi rất tốt cho các mẹ bỉm sữa. Ảnh: internet
  • Ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như: trái cây, rau tươi, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa, thịt bò, cá, trứng, đậu,…
  • Hạn chế ăn hoặc uống thực phẩm có nhiều đường, chẳng hạn như: kẹo, bánh quy, socola, bánh ngọt, nước uống có hương vị trái cây (bạn nên uống nước ép từ trái cây tươi), nước ngọt,…
  • Uống nhiều nước để hạn chế tình trạng khô miệng
  • Bổ sung đủ canxi cho cơ thể bằng một số thực phẩm: cải chíp, bột yến mạch, phô mai, sữa chua,…

Kết luận

Vệ sinh răng miệng là điều bạn nên thực hiện sau khi sinh và ngay cả trước khi sinh. Vì chúng ta luôn ăn uống mỗi ngày, nên làm sạch răng cũng cần được duy trì mỗi ngày.

Ngoài ra, thăm khám nha khoa định kỳ là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt trong giai đoạn mang thai. Khi mà nội tiết tố của bạn thay đổi, sẽ có khả năng làm các bệnh răng miệng (nếu có) thêm trầm trọng hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Hãy chăm sóc sức khỏe một cách thật khoa học. Đừng để những mốc thời gian đặc biệt trong cuộc đời bạn trở nên tồi tệ bởi các cơn đau nhức từ những bệnh lý răng miệng gây ra nhé.

 

Nguồn tham khảo:

medlanddental.com.au

https://www.mchoralhealth.org/pocket/2-pregpost-01.php


Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Đăng Ký Gói Trải Nghiệm 0Đ