
Sưng nướu răng có mủ là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một hoặc nhiều bệnh lý về răng miệng nghiêm trọng. Cần được thăm khám và điều trị ngay lập tức. Vậy, nướu răng bị sưng có mủ là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị ra sao? Nha khoa EDEN sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các vấn đề này.

Bị sưng nướu răng có mủ có sao không?
Sưng nướu răng có mủ là một dạng triệu chứng của bệnh áp xe quanh răng. Là dấu hiệu của sự nhiễm trùng ở nướu.
Áp xe quanh răng là gì?
“Áp xe là một bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể, bao gồm cả miệng. Các dấu hiệu và triệu chứng đối với những áp-xe ở gần da gồm: ửng đỏ, đau, nóng, và sưng, khi đè lên có cảm giác như một túi chất lỏng. Diện tích bị tấy đỏ thường lan rộng ngoài vùng sưng.” – Theo Wikipedia
Áp xe quanh răng (còn được gọi áp xe nha chu hay viêm chân răng có mủ) là hình thành một bọc mủ quanh răng bao gồm:
- Nướu răng
- Dây chằng nha chu
- Xương ổ bao quanh răng
- Xê măng chân răng
Một số người bị áp xe răng, sâu răng hoặc chấn thương lâu ngày dẫn đến sự nhiễm trùng lan đến khu vực xung quanh răng. Tuy nhiên, áp xe vẫn có thể hình thành trên nướu răng.
Triệu chứng viêm chân răng có mủ

- Nướu bị sưng, có màu đỏ sẫm
- Nướu tụt khỏi chân răng
- Mủ chảy ra ở khe nướu
- Răng lung lay
- Chảy máu khi đánh răng, xỉa răng hay dùng chỉ nha khoa
- Đau khi nhai
- Hơi thở có mùi hôi
- Hành sốt, buồn nôn
- Đau tai
Nguyên nhân
Vệ sinh răng miệng kém
Sưng nướu răng có mủ xảy ra khi vi khuẩn trong miệng gây ra sự nhiễm trùng và gây tích tụ mủ ở khe nướu – nướu của bạn dính vào răng ở điểm thấp hơn so với các viền nướu mà chúng ta thấy. Điều này tạo thành một không gian nhỏ gọi là khe nướu.
Sự nhiễm trùng thường xảy ra khi thức ăn và mảng bám bị mắc kẹt trong khe nướu. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh răng miệng kém.
Bên cạnh đó, túi nha chu sâu cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng này. Túi nha chu là một khoảng trống hình thành giữa răng và nướu. Vi khuẩn rất “thích” được sống trong không gian này. Khi thức ăn và mảng bám tích tụ lâu ngày, túi nha chu có thể ngày một to hơn. Vi khuẩn sẽ phát triển dễ dàng hơn.

Suy giảm hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch bị suy giảm cũng có thể góp phần gây ra tình trạng sưng nướu răng có mủ.
Hệ miễn dịch là một hệ thống gồm nhiều cấu trúc giúp cơ thể chống lại bệnh tật do sự tấn công của vi khuẩn bên ngoài. Khi hệ miễn dịch yếu đi cũng giống như ngôi nhà mất đi lớp hàng rào bảo vệ. Vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và phát triển một cách nhanh chóng.
Suy giảm hệ miễn dịch xảy ra do:
- Một số bệnh mãn tính
- Xạ trị, hóa trị
- Mệt mỏi, căng thẳng
- Chế độ ăn uống không hợp lý: cơ thể suy nhược, thiếu chất,…
- …
Các bệnh lý ở răng miệng
Sưng nướu răng có mủ là một trong những triệu chứng của một số bệnh lý răng miệng:
- Viêm nướu
- Viêm nha chu
- Viêm tủy
- Nhiễm trùng chân răng
- …

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến sang một mức độ khác nặng hơn. Gây đau dữ dội, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Thậm chí có thể dẫn tới mất răng.
Nguyên nhân khác
- Thay đổi nội tiết tố khi mang thai
- Suy dinh dưỡng
- Mọc răng khôn
Cách điều trị sưng nướu răng có mủ
Sử dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng ở nướu và ngăn ngừa sự lây lan.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh cho bạn trước hoặc sau khi thực hiện một số điều trị khác tại nha khoa.
Làm sạch vùng nhiễm trùng
Sưng nướu răng có mủ chủ yếu là do sự nhiễm trùng. Bước làm sạch sâu trong nha khoa giúp loại bỏ yếu tố gây viêm nhiễm, làm sạch và đem lại sự lành mạnh cho mô nướu.
3 bước cạo vôi răng cơ bản:
- Bước 1: lấy cao răng bằng dụng cụ rung siêu âm hoặc dụng cụ cạo vôi bằng tay chuyên dụng
- Bước 2: Đánh bóng răng
- Bước 3: Dùng dung dịch súc miệng hoặc gel bôi điều trị viêm nướu, hoặc thuốc điều trị viêm nướu nếu cần thiết. Đặc biệt khi nướu răng bị sưng nhiều, gây đau và chảy máu
Thêm vào đó, nha sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.
Giống như cách sử dụng thuốc kháng sinh. Cạo vôi răng cũng có thể là bước kết hợp với một số điều trị khác tại nha khoa.
Điều chỉnh răng giả, phục hình răng
Sưng nướu răng có mủ đôi khi là do sự kích ứng do răng giả được gắn vào không vừa khít với đường viền nướu. Gây dẫn dắt thức ăn, lâu ngày dẫn đến viêm nhiễm.
Trường hợp này, nha sĩ có thể điều chỉnh lại răng giả sao cho vừa khít sát với đường viền nướu. Giúp ngăn chặn kịp thời sự kích ứng.
Các điều trị chuyên sâu tình trạng sưng nướu răng có mủ

Từ theo mức độ nặng nhẹ, nguyên nhân của căn bệnh, mà nha sĩ sẽ có các hướng điều trị khác nhau, bao gồm:
- Nạo túi nha chu (làm sạch túi nha chu)
- Phẫu thuật lật vạt nạo túi nha chu
- Phẫu thuật tái tạo mô nha chu
- Nẹp răng (cố định răng lung lay)
- Trích rạch áp xe
Trường hợp bị sưng nướu răng có mủ do viêm tủy. Nha sĩ có thể sẽ điều trị tủy răng để loại bỏ nhiễm trùng.
Đối với tình trạng nướu bị nhiễm trùng nặng làm tổn thương đến mô mềm và xương nâng đỡ răng. Phương pháp nhổ răng có thể được nha sĩ chỉ định khi chiếc răng không thể cứu chữa được.
Ngăn ngừa bệnh viêm nướu răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Việc xây dựng cho bản thân thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách ngoài giúp ngăn ngừa được tình trạng viêm lợi có mủ trắng. Còn giúp bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng tổng thể.
Hướng dẫn cách chăm sóc răng đúng tiêu chuẩn:
- Chải răng nhẹ nhàng, mỗi lần 2-3 phút.
- Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn
- Hạn chế ăn hoặc uống thực phẩm có nhiều đường
- Hạn chế hoặc cai hút thuốc lá
- Súc miệng với nước muối mỗi ngày
- Bổ sung nước súc miệng sau khi chải răng
- Cạo vôi răng định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần

Sử dụng bột nghệ giúp ngăn ngừa viêm nướu
Trong bột nghệ có hoạt chất curcumin, giúp chống viêm và ngăn ngừa tình trạng sưng nướu răng có mủ vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, còn có nghiên cứu cho thấy rằng, việc sử dụng bột nghệ có thể giúp giảm cơn đau răng và hỗ trợ điều trị các bệnh nha chu.
Bạn có thể súc miệng với tinh bột nghệ pha loãng với nước. Hoặc cho một muỗng cà phê bột nghệ lên kem đánh răng và chải răng như bình thường.
Sử dụng tinh dầu
Một số loại tinh dầu có thể giúp chống lại vi khuẩn gây viêm trong miệng. Trong đó có:
Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà ngoài khả năng chống viêm còn có thể giảm triệu chứng hôi miệng.
Tinh dầu đinh hương
Thành phần chủ yếu trong tinh dầu đinh hương là eugenol, có khả năng gây tê. Đã được nha sĩ sử dụng để làm dịu cơn đau sau khi nhổ răng. Bên cạnh đó, mùi hương của loại tinh dầu này cũng có thể mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu.
Tinh dầu quế
Tinh dầu quế ngoài tác dụng giảm căng thẳng, còn là một trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc răng miệng bởi đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời của nó.
Đã có nghiên cứu cho thấy răng, sử dụng tinh dầu quế có thể ngăn ngừa một số bệnh răng miệng do vi khuẩn gây ra.
Cách sử dụng
Sử dụng tinh dầu trong chu trình chăm sóc răng miệng đơn giản bằng 3 cách:
- Cách 1: Nhỏ một giọt tinh dầu vào kem đánh răng và chải răng như bình thường
- Cách 2: Nhỏ một giọt tinh dầu vào nước súc miệng và thực hiện súc miệng như bình thường
- Cách 3: Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào một 1/3 cốc nước ấm và súc miệng với hỗn hợp này
Ngoài ra, bạn có thể pha tinh dầu với dầu dừa. Dùng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên vùng bị nướu bị sưng để kháng viêm, giảm đau (cần hỏi ý kiến nha sĩ trước khi thực hiện).