Có nên tẩy trắng răng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng hầu hết việc làm trắng răng sẽ đem lại cho bạn nụ cười rạng rỡ hơn bao giờ hết.
1. Có nên tẩy trắng răng?
Câu trả lời là có. Vì tẩy trắng răng ngoài mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ còn giúp bạn tự tin trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được khuyến khích tẩy trắng răng.
2. Tẩy trắng răng là gì?
3. Nguyên nhân làm răng nhiễm màu cần phải tẩy trắng răng
3.1. Nhiễm màu trên bề mặt của răng
Mảng bám thức ăn
Hút thuốc lá
Thường xuyên sử dụng các thực phẩm có màu
Thói quen nhai trầu
Nước súc miệng
3.2. Nhiễm màu trong cấu trúc của răng trước khi mọc răng
Nhiễm màu do sử dụng Tetracycline
Tetracycline là một kháng sinh phổ rộng, và minocycline dẫn xuất của nó rất phổ biến trong điều trị mụn trứng cá. Thuốc có thể chelate các ion canxi và được kết hợp vào răng, sụn và xương. Nếu sử dụng trong những năm phát triển răng sẽ làm răng bị chuyển sang màu nâu hoặc xám.
Nhiễm màu do nhiễm Fluor
Nước uống có fluor , chất bổ sung fluor, fluor tại chỗ (kem đánh răng chứa fluoride) và sữa công thức được kê cho trẻ em có thể làm tăng nguy cơ nhiễm fluor ở răng.
Florua được coi là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý và ngăn ngừa sâu răng, mức an toàn cho lượng florua hàng ngày là 0,05 – 0,07 mg / kg / ngày. Khi răng bị nhiễm Fluor khiến men răng trở nên đục, trắng như phấn và xốp. Lớp men có thể bị phá vỡ và làm cho lớp men dưới bề mặt tiếp xúc bị lốm đốm và tạo ra các vết bẩn màu nâu đen bên ngoài.
Bất thường cấu trúc men hoặc ngà răng
Bất thường cấu trúc men răng làm cho men mỏng và yếu. Nó tạo ra sự đổi màu vàng nâu và cũng có thể làm cho bề mặt nhẵn của men răng trở nên thô ráp và rỗ, khiến răng dễ bị nhiễm màu bên ngoài, ê buốt răng và sâu răng. Những xáo trộn trong quá trình phát triển của răng trong giai đoạn sơ sinh và thời thơ ấu như thiếu hụt vitamin D ở người mẹ , nhiễm trùng và uống thuốc có thể gây ra những bất thường này.
3.3. Nhiễm màu trong cấu trúc của răng sau khi mọc răng
Sâu răng:
Răng bị chấn thương
Nhiễm màu do miếng trám Amalgam:
- Do tuổi tác: càng lớn tuổi thì lớp men bên ngoài càng mỏng đi và thời gian tiếp xúc với các thực phẩm có màu càng nhiều, chính vì vậy răng sẽ ố vàng hơn.
-
Do di truyền: một số bệnh di truyền có thể làm thay đổi độ dày mỏng cũng như thay đổi màu sắc của men răng.
4. Răng được tẩy trắng như thế nào?
4.1. Cấu tạo của men và ngà răng
Men răng
Ngà răng
Là một mô sống có nhiều thành phần và cấu trúc đa dạng, ngoài thành phần chính là các tinh thể Hydroxyapatite thì còn có các thành phần hữu cơ và vô cơ khác. Ngà răng bao gồm: ống ngà, ngà gian ống và ngà quanh ống.
4.2. Cơ chế tẩy trắng răng
Hydrogen peroxide (H 2 O 2 )
Do tính oxi hóa nhanh và mạnh cũng như thời gian tác dụng ngắn nên Hydro Peroxide thường được sử dụng trong tẩy trắng tại phòng với đèn chiếu.
Carbamide peroxide (N 2 O 3)
Chất này còn được gọi là Urê Peroxide, Urê Hydrogen Peroxide, và Carbamide. Đây là một tinh thể rắn trắng có trọng lượng 94. 07 g mol -1 . Khi chất rắn này tan trong nước nó giải phóng Hydrogen Peroxide. Chính vì khả năng phóng thích Hydrogen Peroxide chậm theo thời gian và có ổn định cao nên Carbamide Peroxide thường được sử dụng trong tẩy trắng tại nhà.
5. Có những phương pháp tẩy trắng răng nào?
5.1 Kem đánh răng
- Một số loại kem đánh răng chứa một lượng chất mài mòn và chất tẩy cao hơn kem đánh răng thông thường giúp cho việc loại bỏ các vết bẩn trên răng một cách tốt hơn.
- Ngoài ra, một số loại kem đánh răng còn chứa chất làm trắng răng nhưng ở nồng độ thấp. Khi sử dụng lâu dài có thể làm cho răng trắng lên một hoặc hai tông màu mà thôi.
-
Hiệu quả tẩy trắng của kem đánh răng chỉ ở mức trung bình-thấp.
5.2 Miếng dán làm trắng và Gel làm trắng
Miếng dán làm trắng răng
Gel làm trắng răng
Có chứa Peroxide được khuyến cáo chải lên răng 2 lần/ 1 ngày bằng bàn chải và sử dụng trong 14 ngày. Thông thường phương pháp này chỉ giúp răng trắng lên từ 1 đến 2 tông màu, muốn đạt được hiệu quả tối đa thì cần phải kết hợp với các phương pháp tẩy trắng khác.
5.3. Tẩy trắng răng tại nhà bằng máng tẩy trắng
-
Nha sĩ sẽ lấy dấu và làm một máng tẩy trắng vừa vặn với răng của bạn. Máng tẩy trắng thường được làm bằng nhựa trong suốt, an toàn khi sử dụng. Công dụng của nó là giữ thuốc tẩy trắng và ngăn không cho nước bọt tràn vào hoàn tan thuốc tẩy trắng.
-
Nồng độ của chất tẩy trắng thường từ 10-20%, thời gian mang máng tùy thuộc vào nồng độ của thuốc tẩy trắng (ngậm qua đêm đối với nồng độ 10%, 4-6 tiếng đối với nồng độ 15%, 2-4 tiếng đối với nồng độ 20%) và nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng một các chi tiết để đảm bảo hiệu quả cũng như tránh những tác hại không mong muốn xảy ra.
Ưu điểm của tẩy trắng tại nhà là bạn có thể chủ động được thời gian của mình, ít bị ê buốt và tiết kiệm chi phí với tẩy trắng tại phòng. Tuy nhiên, cần phải sử dụng trong một thời gian dài trung bình từ 2 đến 6 tuần và nếu sử dụng không đúng cách có khả năng làm tổn thương nướu.
5.4. Tẩy trắng răng tại phòng
-
Liệu trình tẩy trắng tại phòng thường gồm 3 bước: lấy cao răng và vết dính, đánh bóng làm sạch bề mặt của răng và tẩy trắng răng với Peroxide nồng độ cao (35-37%) với sự hỗ trợ của năng lượng ánh sáng có cường độ cao phổ biến nhất là halogen, LED hoặc hồ quang plasma.
-
Trước khi tẩy trắng, có thể bạn cần sử dụng thuốc giảm đau để giảm những ê buốt trong quá trình tẩy trắng.
-
Đây là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để làm trắng răng và thường mất trung bình khoảng một tiếng rưỡi để hoàn thành. Tẩy trắng tại phòng nha là lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn có kết quả gần như ‘tức thì’. Bạn có thể thấy được sự thay đổi màu sắc của răng và nha sĩ sẽ kiểm soát được mức độ trắng của răng.
-
Tẩy trắng tại phòng cũng có thể gây ê buốt, nhất là những trường hợp răng bị nhạy cảm, nên tất cả mọi người đều phải được bác sĩ kiểm tra đánh giá trước khi tẩy trắng.
-
Các bác sĩ chuyên sâu về tẩy trắng (nha khoa thẩm mỹ) sẽ lên kế hoạch tẩy trắng riêng biệt cho mỗi trường hợp răng. Một số quy trình ngừa ê buốt, trám răng, bôi fluoride,… sẽ được bác sĩ chỉ định kèm theo tẩy trắng răng để đảm bảo an toàn cho răng và không bị cảm giác ê buốt.
6. Những răng nào có thể tẩy trắng răng được?
-
Răng nhiễm màu độ 1 và 2
-
Răng nhiễm Tetracycline nhẹ
-
Răng nhiễm Flour nhẹ đến trung bình
-
Răng bị nhiễm màu do yếu tố từ bên ngoài (thực phẩm, mảng bám…)
-
Răng đổi màu do tuổi tác hoặc răng chấn thương (chết tủy răng)
Có khoảng 5% răng không đáp ứng với tẩy trắng và nhiều trường hợp tẩy trắng không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất ít, chính vì vậy bạn cần được thăm khám trước khi quyết định tẩy trắng.
7. Tẩy trắng răng có hại gì không?
7.1. An toàn
Tẩy trắng đã được nghiên cứu là an toàn cho sức khỏe răng miệng, không hàm tổn hại đến cấu trúc men và ngà răng nếu được thực hiện đúng cách.Vì vậy, để đảm bảo kết quả cũng như an toàn, bạn cần tìm đến các nha khoa uy tín để được thăm khám và kiểm tra trước khi tẩy trắng.
Khi tẩy trắng tại nhà với máng tẩy cũng nên được sự chỉ định và theo dõi của nha sĩ, tránh sử dụng các loại thuốc tẩy trắng không rõ nguồn gốc cũng như hạn sử dụng.
Cần làm theo đúng hướng dẫn của nha sĩ trong suốt quá trình tẩy trắng và sau tẩy trắng để có được một kết quả như mong muốn.
7.2. Bảo tồn
7.3. Đơn giản
7.4. Chi phí thấp
Như vậy tẩy trắng rất an toàn nếu như được thực hiện đúng cách, tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ mà bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện:
-
Ê buốt răng (ít hoặc nhiều tùy trường hợp mỗi người, cần bác sĩ đánh giá)
-
Kích thích mô nướu (hoặc gây hại) nếu bác sĩ thực hiện không đúng.
8. Các trường hợp không nên tẩy trắng răng
-
Trẻ em dưới 16 tuổi: lúc này buồng tủy rộng, ngà răng mỏng nên tủy răng rất dễ bị kích thích và trở nên nhạy cảm.
-
Phụ nữ mang thai: sức khỏe của thai phụ không cho phép nằm trên ghế nha trong thời gian dài. Ngoài ra, những hoạt chất trong thuốc tẩy trắng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
-
Răng quá nhạy cảm, răng sâu lớn, có đường nứt gãy: thuốc tẩy trắng sẽ kích thích tủy răng và làm tăng nhạy cảm và ê buốt.
-
Dị ứng với thành phần của chất tẩy trắng.
9. Kết luận
Vậy, có nên tẩy trắng răng hay không? Chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho bản thân mình.
Tất cả trường hợp muốn tẩy trắng răng an toàn cần khám với bác sĩ chuyên khoa nha khoa thẩm mỹ để đánh giá và lựa chọn phương pháp phù hợp.
Nha khoa EDEN có quy trình tẩy trắng chuyên biệt cho từng trường hợp cụ thể, đảm bảo sự sống của răng và giảm tối thiểu ê buốt khó chịu trong và sau khi tẩy trắng răng. EDEN còn sử dụng các hệ thống chất tẩy trắng đạt chứng nhận an toàn FDA (Hoa Kỳ) và thiết bị đèn chiếu cao cấp đạt tiêu chuẩn an toàn.
Xem thêm: Các phương pháp tẩy trắng răng có thể thực hiện tại nhà