Trám răng cửa thẩm mỹ là phương pháp trám răng sử dụng bởi vật liệu có màu sắc và hình dáng tương tự như răng thật với kỹ thuật chuyên nghiệp, cùng độ tỉ mỉ và chính xác cao.

trám răng cửa
Ảnh thực tế trám răng cửa thẩm mỹ – Nha Khoa Eden.

1. Trám răng cửa dành cho trường hợp nào?

Trám răng cửa thẩm mỹ giúp tái tạo lại hình thể, màu sắc của răng trở nên đều và đẹp hơn. Các tình trạng sau đây là thường cần phải trám răng cửa:
  • Răng cửa bị sứt mẻ hoặc gãy.
  • Răng cửa bị mòn cổ hoặc men răng.
  • Răng cửa bị thưa.
  • Răng cửa bị vết đen do sâu răng.

Răng cửa là vị trí dễ thấy nhất của hàm răng khi bạn nói chuyện hoặc cười. Nó là trung tâm của nụ cười, và vẻ đẹp của khuôn mặt cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu như răng cửa bị mẻ, gãy hoặc sẫm màu.

Khi gặp các vấn đề này, bạn cần phải được điều trị kịp thời vì không những nó ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng của khuôn mặt.

Một số tình trạng gãy mẻ răng cửa nếu để lâu có thể dẫn tới mất răng.

Việc trám răng cửa có thể dễ trám hơn răng hàm (hay còn gọi là răng cối) là các răng mọc trong cùng của hàm nhưng phải tỉ mỉ hơn và cần sử dụng loại vật liệu giống với răng thật để đảm bảo được vẻ đẹp tự nhiên của nó.

Các loại vật liệu thường sử dụng để trám răng:

– Trám vàng: đây là hỗn hợp của đồng, vàng và các kim loại khác. Chúng chủ yếu được sử dụng cho một phần của răng và mão răng. Cách này có độ bền rất lâu nhưng chi phí rất cao.

– Trám răng bằng hỗn hợp bạc (Amalgam): không được khuyến khích sử dụng hiện nay do nó có khoảng 50% là thủy ngân gây tác hại đến sức khỏe con người,

Trám răng thẩm mỹ bằng composite: là phương pháp trám bằng vật liệu tổng hợp có màu răng được gọi là composite. Nó là chất bằng nhựa, màu trắng hoặc màu của răng. Loại vật liệu này thường trông giống như răng thật mà chúng đang thay thế, và lấp đầy phần trên của răng một cách hoàn hảo.

– Trám sứ (trám inlay sứ): phương pháp này có màu sắc giống màu răng, hoàn toàn giống với răng tự nhiên và đặc biệt là không bị đổi màu theo thời gian.

– Trám Glass Ionomer (GC): là vật liệu phục hồi có ưu điểm bám dính tốt vào men, đồng thời có khả năng phóng thích fluor vì vậy có tác dụng ngừa sâu răng. Phương pháp này thích hợp trám răng trẻ em.

Trám răng cửa thường sử dụng loại vật liệu nào?

trám răng thẩm mỹ răng cửa bằng composite
Trám răng thẩm mỹ răng cửa bằng composite

Hầu như không ai sử dụng chất liệu vàng hoặc bạc để hàn răng cửa vì chúng nhìn rất không tự nhiên và sẽ dễ dàng bị “phát hiện”.

Các nha sĩ thường sẽ gợi ý cho bạn phương pháp trám răng thẩm mỹ bằng vật liệu composite màu răng, đôi khi là vật liệu GC.

Composite trám răng là vật liệu tổ hợp của nhựa resin và các hạt độn silica, hạt độn sứ (ceramic),…có nhiều màu sắc giống như các màu của răng thật.

Phương pháp trám composite rất phổ biến hiện nay do các yếu tố:

  • Chi phí khá thấp.
  • Đa dạng: có thể được sử dụng để sửa chữa các răng bị sứt mẻ, gãy hoặc mòn.
  • Trám theo phương pháp xâm lấn tối thiểu. Ít lấy đi mô răng nhất.
  • Liên kết với cấu trúc răng: vật liệu trám composite thực sự liên kết vi lưu cơ học với cấu trúc răng, hỗ trợ thêm cho răng về độ cứng và độ bền của miếng trám.
  • Tính thẩm mỹ cao: có độ bóng và màu giống với màu răng tự nhiên.

2. Trám răng cửa có đau không?

Gây tê răng khi trám răng
Gây tê răng khi trám răng là bước đầu tiên. Ảnh minh họa: internet

Điều trị sâu răng ở răng cửa cũng giống như bất kỳ sâu răng ở các vị trí khác. Tuy nhiên, nha sĩ có thể thực hiện một số bước bổ sung để đảm bảo chúng trông đẹp và tự nhiên.

Về việc trám răng có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trám răng cửa sẽ không gây đau đớn đối với các tình trạng “bệnh” ở mức độ nhẹ và không cần sử dụng đến thuốc tê.

Vậy tình trạng răng bị sâu nặng hơn thì sao?

Đối với một số trường hợp, nha sĩ sẽ gây tê tại chỗ trước khi bắt đầu quy trình. Vì vậy, bạn cũng sẽ gần như không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện.

Nó có thể đau một chút nếu bạn là người sợ “kim tiêm”. Hãy nói với nha sĩ điều này, họ có thể giúp bạn bằng cách bôi tê trước khi tiến hành tiêm.

Tuy nhiên, hàm của bạn có thể hơi khó chịu vào ngày hôm sau nếu bạn có nhiều lỗ sâu được trám cùng một lúc. Nha sĩ có thể sẽ kê toa một loại thuốc giúp giảm đau cho bạn nếu cần thiết.

Nhưng đừng vì lo sợ điều này mà “mặc kệ” chiếc răng đang ngày bị tổn hại nặng hơn của bạn. Răng được điều trị càng sớm, bạn sẽ càng không phải sợ hãi sự đau đớn trong quá trình trám răng.

3. Trám răng cửa sai cách có tác hại gì?

đổi màu răng do viêm tủy
Ảnh: Đổi màu răng do tủy viêm

Hàn răng cửa tuy là kỹ thuật đơn giản nhưng nếu không thực hiện cẩn thận thì vẫn có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.

Đa số những tác hại khi trám răng thường gặp ở những nha khoa kém chất lượng, nha sĩ chưa có kinh nghiệm hoặc sử dụng vật liệu trám lỗi thời.

Một số tác hại của việc trám răng sai cách:

– Bong tróc vết trám trong thời gian ngắn: chủ yếu do bác sĩ chưa có tay nghề cao, chất liệu keo dán không tốt hoặc đảm bảo.

Đau nhức, ê buốt răng kéo dài:

  • Đối với một số tình trạng sâu răng nặng thì cần thực hiện một quy trình trám răng lấy tủy. Đây là một thủ thuật khá phức tạp, nếu không đảm bảo được tính vệ sinh, kỹ thuật chuyên nghiệp và thiết bị phù hợp thì bạn có thể chịu nhiều đau đớn và sưng tấy sau khi thực hiện.
  • Nguyên nhân cũng có thể do tủy bạn đã bị viêm hoặc bị hư cần phải chữa hoặc lấy đi. Nhưng bước quan trọng này có thể đã bị bỏ qua dẫn đến tình trạng đau nhức răng do nhiễm trùng tủy răng và đổi màu răng sau khi trám.

Viêm nướu: vấn đề này cũng sẽ liên quan đến quá trình thực hiện chưa chuẩn cách và còn do chưa được điều trị tủy triệt để.

Tăng nguy cơ sâu răng vùng lân cận: điều này có thể do vết trám sần sùi không trơn láng, cộm lên làm tăng nguy cơ sâu răng trở lại do thức ăn có thể bám dễ dàng hơn vào các vị trí này và khó để vệ sinh chúng được sạch sẽ.

Trám răng đúng cách là như thế nào?

niềng răng
Ảnh thực tế tại nha khoa EDEN.

Nếu răng bạn được phục hồi lại hình dáng ban đầu và đẹp một cách hoàn hảo, không đau đớn, sưng tấy và viêm nhiễm sau khi thực hiện điều trị thì đó là kết quả của việc trám răng đúng cách.

Để được điều trị triệt để thì yêu cầu chuyên môn của nha sĩ phải cao để đảm bảo xác định rõ nguyên nhân trước khi thực hiện.

Quy trình trám răng hiện đại trong 1 lần hẹn tại nha khoa EDEN:

– Bước 1: gây tê răng.

– Bước 2: chuẩn bị răng trám – nha sĩ sẽ làm sạch và chuẩn bị lỗ sâu.

– Bước 3: lấy mô răng sâu – sử dụng tay khoan nha khoa với các mũi khoan phù hợp để lấy đi các mô sâu chứa vi khuẩn và phần mô răng mềm.

– Bước 4: chuẩn bị xoang trám răng – chuẩn bị phần khung để nhồi chất trám vào theo hình dạng răng. (nếu tạo tiếp xúc vùng kẽ răng không đúng có thể gây nhồi nhét thức ăn sau trám răng, dẫn đến viêm nướu, nhiễm trùng và sâu răng…)

– Bước 5: sát khuẩn, trám nền, trám lót bảo vệ tủy răng.

– Bước 6: đặt chất trám và tạo hình giải phẫu răng.

4. Chi phí trám răng tại nha khoa EDEN

Trám Composite Tiêu Chuẩn 300.000 – 600.000
Trám Composite Cao Cấp 500.000 – 800.000
Trám Composite Cao Cấp Đặc Biệt 700.000 – 1.000.000

 

Trám răng cửa ngoài việc giúp bảo vệ răng còn giúp cải thiện vẻ đẹp thẩm mỹ của bạn.

Chi phí trám răng cửa phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhau như vị trí của khoang và độ sâu của khoang.

Loại trám răng bạn chọn cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí trám.

Ngoài ra, nếu bạn cần lấy tủy hoặc cần một số phương pháp trước khi thực hiện trám như chụp X-quang thì cũng sẽ làm tăng chi phí của bạn.

Hầu hết các nha khoa sẽ báo cho bạn toàn bộ chi phí cho cả quá trình trước khi thực hiện thủ thuật.

5. Trám răng cửa cho trẻ và trẻ mới biết đi

trám răng cửa
Trám răng cửa (răng sữa) ở trẻ em khá phổ biến hiện nay. Ảnh: internet

Các bậc cha mẹ có thể ngạc nhiên khi biết rằng đôi khi trẻ em có thể cần trám răng mặc dù chúng chưa có răng vĩnh viễn trưởng thành.

Răng sữa chắc chắn sẽ rụng, nhưng nha sĩ có thể khuyên bạn nên trám răng cho trẻ bị sâu răng đáng kể ở răng sữa vì trẻ sẽ phải “đồng hành” với những chiếc răng đó trong vài năm. Răng sữa còn có vai trò lớn trong việc đảm bảo răng vĩnh viễn phát triển và mọc lên đúng cách.

Ngoài ra, nếu răng sữa bị hỏng hoặc sâu, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm và khớp cắn tự nhiên của trẻ. Nó cũng có thể có tác động tiêu cực đến quá trình mọc của chiếc răng mọc sau nó.

Trẻ em thường sẽ được hàn răng bằng nhựa GC hoặc nhựa composite. Nha sĩ sẽ gợi ý cho bạn loại phù hợp nhất cho trẻ và quá trình này thường không gây đau đớn.

6. Những lưu ý sau khi trám răng cửa

khám răng
Ảnh: internet

Trám răng cửa giúp điều trị sâu răng và phục hình răng.

Sau khi trám răng, bạn có thể cảm thấy đau và khó chịu ở mức độ nhẹ đến trung bình.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng gặp phải tình trạng đau răng kéo dài, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: cơ địa của bạn, tình trạng sâu răng, kỹ thuật hàn răng và cách chăm sóc răng sau điều trị,…

Một số vấn đề có thể gặp sau khi trám răng cửa

– Đau răng: vấn đề này là hoàn toàn bình thường vì đối với một số tình trạng sâu răng đã ăn sâu và tủy, nướu bạn có thể đã phải chịu nhiều tác động mạnh trong quá trình chữa tủy và trám răng nên bạn sẽ cảm thấy đau khi thuốc tê hết tác dụng. Hãy uống thuốc giảm đau đã được kê toa bởi nha sĩ của bạn hoặc liên hệ với họ để khắc phục cơn đau tạm thời này.

– Bị đau ở các răng bên cạnh răng đã được trám: đừng quá lo lắng, bạn sẽ nhận thấy cơn đau này giảm trong vòng một đến hai tuần hoặc có thể sớm hơn.

– Tăng độ nhạy cảm: bạn có thể cảm thấy ê buốt tại chiếc răng cửa vừa được trám khi tiếp xúc với không khí lạnh và thức ăn (hoặc đồ uống) lạnh hoặc nóng trong tối đa ba tuần sau khi trám răng.

Cần làm gì sau khi trám răng cửa?

lợi ích của chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa để giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn bám trong kẽ răng. Ảnh: internet

– Bạn có thể thử sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.

– Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh trong vài tuần đầu tiên.

– Hãy nhai thức ăn ở phía bên trong miệng của bạn thay vì dùng răng cửa vừa được trám.

Chải răng đúng cách, nhẹ nhàng và dùng chỉ nha khoa đều đặn.

Lưu ý:

– Nếu tình trạng ê buốt không biến mất sau hai tuần, bạn hãy nói chuyện với nha sĩ về các lựa chọn thay thế miếng trám hoặc bổ sung điều trị che tủy răng để giải quyết vấn đề đau ê.

– Mỗi người phản ứng khác nhau với các loại vật liệu trám răng khác nhau. Nha sĩ của bạn cũng có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa bổ sung như đặt lớp nền, lớp lót để giảm ê buốt, nhạy cảm răng.

Sau khi trám răng cửa tôi có cần kiêng ăn gì không?

kiêng ăn
Có cần kiêng ăn sau khi trám răng cửa không? Ảnh: internet

Điều này thực sự phụ thuộc vào loại vật liệu trám mà nha sĩ đã sử dụng. Trám bằng vật liệu composite sẽ cứng lại ngay lập tức dưới ánh sáng xanh (đèn quang trùng hợp). Bạn hoàn toàn có thể ăn uống ngay sau khi làm thủ thuật.

Vật liệu hàn răng bằng kim loại không cứng ngay lập tức và thường các nha sĩ sẽ khuyên bạn nên đợi ít nhất 24 giờ sau khi trám răng trước khi ăn bất kỳ thức ăn nào có độ cứng cao.

Nếu bạn là người kỹ tính. Hãy tránh bất kỳ thức ăn cứng, dai hoặc dính nào sau khi trám răng tối đa hai tuần.

Ngoài ra, để tránh cắn vào má, lưỡi hoặc môi, có lẽ bạn nên đợi cho đến khi thuốc tê hết tác dụng rồi mới thử ăn.

Kết Luận

Răng cửa là nơi dễ nhìn thấy nhất, nó có thể xem là “bộ mặt” của cả hàm răng. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về nó hãy đặt hẹn ngay với nha sĩ để có thể điều trị kịp thời tránh các biến chứng khác.

Trám răng cửa ở tình trạng nhẹ thường diễn ra rất nhanh chóng, thuận lợi và dễ dàng.

Tuy nhiên, bạn cần chọn cho mình một nha khoa uy tín và chất lượng vì nếu có bất kỳ sai sót nào trong quá trình trám răng, ngoài việc gây đau đớn nó còn gây mất thẩm mỹ cho cả khuôn mặt. 

Xem thêm về nguyên nhân gây đổi màu miếng trám tại đây.


Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments