
Mọc ngang, mọc ngược, mọc kẹt,… thường là các kiểu mọc của răng khôn. Những kiểu mọc gây “đau đầu” cho bạn và nha sĩ. Và không thể không nói đến trường hợp răng khôn mọc lệch ra má. Gây đau nhức và cản trở ăn uống.

Răng khôn là gì?
Răng khôn còn có tên gọi khác là răng hàm thứ 3 hoặc răng số 8. Là chiếc răng mọc cuối cùng trong bộ răng hoàn chỉnh của người trưởng thành. Thường mọc ở độ tuổi từ 17- 25 tuổi.
Một người thường sẽ có 4 chiếc răng khôn. Mọc ở vị trí sau cùng trên cùng hàm. Hai chiếc ở hàm trên và hai chiếc ở hàm dưới. Tuy nhiên, một số người lại không mọc đủ cả 4 chiếc. Và cũng có người không mọc chiếc răng số 8 nào.
Răng khôn mọc lệch ra má – vì sao?
Răng khôn mọc lệch ra má, mọc ngầm, mọc kẹt,… thường do các yếu tố sau:
- Hàm của con người thường không đủ chỗ cho 32 chiếc răng
- Răng khôn có kích thước quá lớn so với “khoảng trống” còn lại trên cung hàm
- Xương hàm của chúng ta đã cứng chắc hơn khi đến tuổi trưởng thành, gây cản trở quá trình phát triển của răng khôn
Tác hại của việc răng khôn mọc lệch ra má
Răng khôn mọc lệch ra má thường sẽ gây ra một số tác hại như sau:
- Gây sưng má, sưng một bên mặt
- Làm trầy xước má trong, gây đau nhức, chảy máu
- Ăn uống khó khăn, cảm thấy đau khi há miệng hoặc nhai
- Phần lợi xung quanh răng khôn mọc lệch bị sưng, đau
- Khó có thể làm sạch được khi chải răng, dẫn tới nguy cơ sâu răng khôn. Lâu này có thể gây viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu,… gây đau nhức dữ dội
Răng khôn mọc lệch ra má có nên nhổ bỏ không?
Không phải tất cả các trường hợp đều được nha sĩ khuyến khích loại bỏ răng số 8. Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc lệch ra má, mọc ngược, mọc nghiêng,… thường được nha sĩ chỉ định loại bỏ để ngăn ngừa các biến chứng.
Trường hợp không được khuyến khích loại bỏ răng số 8
- Răng khôn mọc không ảnh hưởng đến răng kế cận
- Răng khôn không bị dị dạng, cắn khớp với răng đối diện
- Răng khôn có thể được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày
- Răng khôn mọc thẳng, khỏe mạnh bình thường, không gây biến chứng
- Răng khôn mọc thẳng bị lợi trùm: với trường hợp này, thay vì nhổ răng khôn, bạn nên đến nha khoa để cắt lợi trùm
- Răng khôn liên quan mật thiết với một số cấu trúc hàm và thần kinh quan trọng
*Đặc biệt, các bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, thần kinh, bệnh máu khó đông, huyết áp, đái tháo đường,… hoặc phụ nữ đang mang thai, cho con bú cũng tạm thời không nên nhổ răng số 8.
Cách giảm đau khi mọc răng khôn

Ngoài trường hợp răng khôn mọc lệch, thì răng khôn mọc thẳng, mọc khỏe mạnh vẫn có thể gây đau nhức, gây khó chịu, thậm chí là “hành sốt” trong quá trình phát triển của nó.
Đừng quá lo lắng, nha khoa EDEN sẽ mách bạn một số cách giảm đau tại nhà khi mọc răng số 8:
- Súc miệng với nước muối ấm 2 lần/ngày
- Chườm lạnh: sử dụng túi chườm nhiệt hoặc chườm đá (bọc trong một chiếc khăn sạch), áp lên má ngay vị trí răng khôn mọc.
- Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn. Chẳng hạn như nước súc miệng có chứa chlorhexidine có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn (không nên lạm dụng).
Trường hợp cơn đau hoặc cơn sốt kéo dài không thuyên giảm. Bạn nên đến nha sĩ để thăm khám để nhận được các lời khuyên và cách điều trị thích hợp.
Quy trình nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn được chia làm 2 dạng:
- Nhổ răng khôn
- Tiểu phẫu răng khôn (thường được chỉ định cho răng khôn mọc ngầm – mọc dưới nướu)
Quá trình nhổ răng khôn mọc lệch ra má thường gồm các bước sau:
Thăm khám

Nha sĩ sẽ chụp X-quang toàn bộ khoang miệng để xem chân răng nằm như thế nào. Và mối liên hệ với các cấu trúc xung quanh như: răng kế cận, thần kinh hàm dưới,…
Ngoài ra, nha sĩ cũng sẽ hỏi bạn về một số tiền sử bệnh lý, tiền sử dị ứng,…Và các loại thuốc bạn đang sử dụng (nếu có).
Sau đó, họ sẽ dặn dò bạn một số điều cần chuẩn bị trước khi nhổ răng, như:
- Buổi tối trước khi nhổ răng nên ngủ sớm để cơ thể không bị mệt mỏi
- Trước khi đến nhổ răng nên ăn uống đầy đủ, nhưng không nên uống cà phê, hoặc các chất có cồn như bia, rượu,…
- Không nên hút thuốc lá, để hạn chế huyết áp tăng cao
Một số trường hợp, nha sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh cho bạn uống trước khi nhổ răng khôn để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.
Tiến hành nhổ răng khôn

Trước khi nhổ răng, bạn sẽ được gây tê cục bộ để đảm bảo quá trình này sẽ không gây ra đau đớn hay bất kỳ sự khó chịu nào cho bạn.
Mặc dù răng khôn mọc lệch ra má thường không được chỉ định tiểu phẫu nhưng tuỳ theo mức độ khoáng hóa xương, biến thể của chân răng,… mà sẽ quyết định độ phức tạp của thủ thuật.
Điều quan trọng là bạn cần đến nha khoa để thăm khám thật sớm ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường từ chiếc răng số 8 của bạn. Vì nếu răng khôn mọc gây ra các biến chứng, thì sẽ mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức hơn để điều trị.
Bước hoàn tất
Sau khi làm sạch và loại bỏ mọi mảnh vụn còn sót lại. Nha sĩ sẽ đắp gạc lên vị trí vừa điều trị xong, cho bạn cắn lại để giúp cầm máu và hỗ trợ hình thành cục máu đông.
Bước kế tiếp là dặn dò bạn cách chăm sóc răng miệng sau thủ thuật.
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn, xem ngay tại đây
Kết luận
Răng khôn mọc lệch ra má là một trong những “kiểu mọc lệch” của răng khôn không hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn hầu như chỉ có thể nhận biết khi bắt đầu cảm thấy đau nhức; má bị sưng,…
Nếu bạn luôn thăm khám nha khoa định kỳ, thông qua phương pháp chụp X-quang, nha sĩ có thể tiên liệu được vấn đề này và khuyên bạn nên nhổ răng khôn ngay cả khi nó chưa trồi qua khỏi nướu. Điều này cũng giúp bạn ngăn ngừa được các biến chứng do việc răng khôn mọc lệch gây ra.
Nguồn tham khảo: Medicalnewstoday.com