“Nhổ răng khôn kiêng gì?” hẳn không còn là một câu hỏi xa lạ đối với nhiều người. Sau khi thực hiện nhổ răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) chúng ta thường thắc mắc không biết đâu là chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nên kiêng món gì, nên ăn món gì, hay các lưu ý cần ghi nhớ để đảm bảo lành thương nhanh chóng. Hãy cùng xem đáp án của những băn khoăn ấy trong bài viết dưới đây nhé!
1. Những thực phẩm nên kiêng sau khi nhổ răng khôn
- Tránh ăn các món quá nóng, cay: Nhiệt độ sẽ vô tình làm máu đông ở vị trí răng khôn vừa nhổ bị tan, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Từ đó làm chậm quá trình lành thương.
- Tránh ăn các món chua (chứa nhiều axit): Tạo cảm giác đau rát nơi vết thương.
- Tránh ăn các món ngọt, nhiều đường: Dễ gây ra tình trạng viêm và sưng tấy kéo dài.
- Tránh ăn các món chiên rán: Những mảnh vụn từ đồ chiên giòn có khả năng cao mắc kẹt trong chỗ vừa thực hiện nhổ răng, khiến vết thương bị viêm, nhiễm trùng.
- Tránh ăn các món chưa được chế biến kỹ, dai, cứng, khó nhai: Hàm sẽ phải dùng lực mạnh trong quá trình nhai-nuốt, tổn thương vị trí vừa nhổ răng khôn chưa lành hoàn toàn.
2. Những thực phẩm nên ăn sau khi nhổ răng khôn:
Sau khi nhổ răng khôn nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, mềm, lỏng, dễ nhai-nuốt, mát lạnh. Chẳng hạn:
- Cháo, súp, canh.
- Kem, sữa chua.
- Trứng, sữa, cá, thịt mềm.
- Sinh tố, những món được xay nhuyễn thành dạng bột.
3. Răng khôn là gì?
Răng khôn (còn gọi là răng số 8, răng cối/răng hàm lớn thứ ba), là răng mọc cuối cùng của hàm. Thông thường một người có 4 chiếc răng khôn, mọc trong độ tuổi 17 đến 25. Răng khôn gây nhiều tranh cãi bởi chức năng của nó chưa rõ ràng trong khi lại gây ra nhiều phiền toái. Giới nha khoa vẫn chưa thực sự thống nhất về việc nên giữ hay nhổ nó khi chưa có vấn đề.
Trong quá trình vài triệu năm tiến hóa của loài người từ vượn sang vượn người rồi sang người, xương hàm của con người bé dần. Phần lớn hàm chỉ đủ chỗ cho 28 răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.
Nhưng thực tế là ta có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới và mọc sau cùng. Phiền toái xảy ra khi chúng không đủ chỗ để mọc theo hướng bình thường mà tự tìm đường khác, ví dụ như mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai ở bên cạnh. Chúng có thể mọc bình thường, nhú lên khỏi lợi được một phần thì bị tắc và ngừng lại vĩnh viễn. (Theo Wikipedia)
4. Thời gian hồi phục và biến chứng sau nhổ răng khôn
4.1. Trường hợp nào nên nhổ răng khôn?
Bạn sẽ cần nhổ răng khôn nếu găp các vấn đề sau đây:
- Đau, sưng vùng nướu quanh răng khôn tái đi tái lại.
- Sâu răng khôn và gây sâu cả răng kế cận. Sâu răng tiến triển lâu dài có thể dẫn đến nhiễm trùng tủy, nặng có thể làm sưng mặt, không thể há miệng lớn, phá hủy xương hàm bên dưới răng.
- Hay nhét đồ ăn, mảng bám vào kẽ giữa răng khôn và răng kế cận gây nên hôi miệng, viêm nướu, sâu răng.
- Điều trị chỉnh nha, nha sĩ xem xét cần phải nhổ răng khôn, để tạo khoảng trống thuận lợi cho việc điều chỉnh làm đều các răng còn lại.
4.2. Thời gian hồi phục sau khi nhổ răng khôn:
Đa số các trường hợp đau sau khi nhổ răng khôn kéo dài 2-3 ngày, hoặc thậm chí không đau. Sau 1 tuần thì hầu hết các trường hợp lành thương bình thường sẽ không còn cảm giác đau.
4.3. Một số biến chứng có thể xảy ra:
- Viêm ổ răng khô.
- Nhiễm trùng.
- Dị ứng với một số thành phần của thuốc/thuốc gây tê.
- Tổn thương dây thần kinh: Khi đó, triệu chứng của đứt dây, trầy bao dây thần kinh là tê môi cằm tạm thời 1 – 6 tháng (trầy) hoặc vĩnh viễn (đứt). Cảm giác chính xác là như kiến bò, rần rần hoặc không có bất kì cảm giác gì.
5. Khi nào có thể ăn uống bình thường sau khi nhổ răng khôn?
Thời gian được phép ăn sau khi nhổ răng tuỳ thuộc lượng thuốc tê được sử dụng và cơ địa, trung bình 2-6 tiếng đồng hồ.
- Trong 24 đến 48 giờ đầu tiên: Chỉ nên ăn những thực phẩm lỏng, mềm, mát lạnh, dễ nuốt.
- Từ 2-3 ngày sau khi phẫu thuật: Có thể thử một vài món ăn dễ nhai nuốt, không quá cứng.
- Sau một tuần: Hầu hết mọi người có thể ăn uống lại bình thường.
6. Một số vấn đề cần lưu ý:
Không vận động mạnh: ít nhất 24 giờ đầu tiên sau nhổ răng khôn
Hoạt động thể thao, vận động mạnh có thể ảnh hưởng đến sự hình thành, và duy trì máu đông ở vị trí nhổ răng. Từ đó khiến chảy máu kéo dài, gây khó chịu và lâu lành thương.
Không hút thuốc lá: ít nhất 2-3 ngày đầu tiên sau nhổ răng khôn
Hút thuốc lá có thể dẫn đến chậm lành thương, tăng nguy cơ viêm nhiễm như: viêm ổ răng khô, viêm tủy xương hàm,… Theo đó là những cơn đau kéo dài. Trước khi nhổ răng khôn, tốt nhất bạn nên ngưng hút thuốc khoảng một vài tuần.
Không dùng các chất có cồn: ít nhất 24 giờ đầu tiên sau nhổ răng khôn
Chất cồn tồn tại trong cơ thể cũng sẽ tương tác với thuốc gây tê, gây ra nhiều biến chứng khó kiểm soát. Nên trước khi thực hiện nhổ răng, đặt biệt các răng khó như răng khôn hàm dưới mọc ngầm,… Không nên sử dụng các chất có cồn trước và sau khi nhổ răng càng lâu càng tốt.
Không sử dụng ống hút: ít nhất 24 giờ đầu tiên sau nhổ răng khôn
Sử dụng ống hút có thể dẫn đến viêm ổ răng khô, gây đau nhiều và mùi hôi khó chịu, có thể gây sốt nhẹ. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên đến gặp nha sĩ sớm để xử lí.
Không bỏ hẹn các chỉ
Thức ăn sẽ tích tụ nhiều quanh chỉ khâu nếu để lâu ngày, tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển vi khuẩn, gây nên các viêm nhiễm, cùng mùi hôi gây khó chịu.
7. Chăm sóc vết thương tại nhà sau khi nhổ răng khôn
7.1. Các quy tắc vệ sinh răng miệng tại nhà
Quy tắc chung là bạn không nên làm vỡ cục máu đông ở vị trí vừa nhổ răng khôn. Cục máu đông có tác dụng bảo vệ và chữa lành vết thương. Nếu máu đông bị vỡ có thể gây viêm ổ răng khô.
- Bước 1: Hãy súc miệng chầm chậm bằng nước muối (từ ngày thứ 2), sau đó nghiêng đầu gần về phía bồn rửa để phần nước từ miệng chảy ra. Tuyệt đối không súc miệng mạnh, hay nhổ phần nước muối đã dùng trong quá trình đang súc miệng.
- Bước 2: Nhẹ nhàng lấy gạc chấm lên phần máu thừa của vết thương.
7.2. Các hoạt động cần tránh trong quá trình lành thương
- Các hoạt động có thể làm bung chỉ vết thương, hay làm tan cục máu đông.
- Hút thuốc.
- Khạc nhổ.
- Sử dụng ống hút (để uống nước,…).
8. Giảm đau sau khi nhổ răng khôn:
Có 2 phương pháp chính để giảm đau sau khi nhổ răng khôn là chườm đá và dùng thuốc kháng sinh.
8.1. Chườm đá
- Tránh chườm đá trực tiếp lên mặt vì có thể gây bỏng lạnh.
- Hãy hỏi bác sĩ hướng dẫn cách chườm đá đúng, phù hợp nhất. Ví dụ như bạn nên sử dụng túi chườm đá bao nhiêu lần một ngày.
8.2. Thuốc kháng sinh
- Thuốc kháng sinh có công dụng ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng.
- Đảm bảo uống thuốc kháng sinh theo toa thuốc và đúng hướng dẫn của nha sĩ.
Tại nha khoa Eden, chúng tôi tự hào có đầy đủ nhân lực và trang thiết bị để thực hiện quy trình nhổ răng khôn đảm bảo an toàn, chỉn chu nhất cho quý khách hàng,với:
– Đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp hệ chính quy từ Đại học Y Dược.
– Trang thiết bị, máy móc hiện đại, dụng cụ vô trùng tuyệt đối, đuổi kịp bước tiến công nghệ của các nha khoa trên thế giới: phim toàn hàm Pano, phim KTS trong miệng, phim chỉnh nha, chụp cắt lớp CT Conebeam 3D, hệ thống máy chữa tuỷ từ Châu Âu, máy siêu âm Piezotome, Laser Diode,…
– Nha khoa tiêu chuẩn điều trị chuẩn Quốc Tế và nha khoa Du Lịch, khám và điều trị cho hàng nghìn khách hàng ngoại quốc và Việt kiều từ năm 2015.
Đối với nhổ răng khôn, quá trình chăm sóc sau khi thực hiện nhổ răng là vô cùng quan trọng. Nhằm đảm bảo hồi phục, lành thương nhanh chóng và tránh các biến chứng, bạn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng như tuân theo các lưu ý, hướng dẫn của nha sĩ sau điều trị. Nếu xuất hiện bất kì biến chứng gì, vui lòng liên hệ ngay với nha sĩ của bạn để được tư vấn tận tình, chu đáo, đồng thời có biện pháp khắc phục nhanh chóng.
[…] Bạn có thể xem những lưu ý, chế độ ăn uống phù hợp sau khi thực hiện nhổ răng khôn: Tại đây. […]