5/5 - (1 bình chọn)

Thông thường, răng khôn và mọc răng khôn luôn gây phiền toái khó chịu cho nhiều người. Tuy nhiên, có phải trường hợp nào cũng nên nhổ răng khôn? Qua bài viết sau, bác sĩ sẽ giải đáp cho câu hỏi “Có nên nhổ răng khôn không?”, không nên nhổ lúc nào, các lưu ý và cách giảm đau sau khi nhổ nó.

Có nên nhổ răng khôn không
Có phải răng khôn nào mọc lên cũng cần phải nhổ không?

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn (còn gọi là răng số 8, răng cối / răng hàm lớn thứ ba), là răng mọc cuối cùng của hàm. Thông thường một người có 4 chiếc răng khôn, mọc trong độ tuổi 17 đến 25. Răng khôn gây nhiều tranh cãi bởi chức năng của nó chưa rõ ràng trong khi lại gây ra nhiều phiền toái. Giới nha khoa vẫn chưa thực sự thống nhất về việc nên giữ hay nhổ nó khi chưa có vấn đề.

Phiền toái xảy ra khi chúng không đủ chỗ để mọc theo hướng bình thường mà tự tìm đường khác, ví dụ như mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai ở bên cạnh. Chúng có thể mọc bình thường, nhú lên khỏi lợi được một phần thì bị tắc và ngừng lại vĩnh viễn. (Theo Wikipedia)

Dấu hiện nhận biết răng khôn đang mọc:

  • Nướu sưng đỏ, với một số trường hợp sẽ xuất hiện chảy máu chân răng.
  • Không thoải mái khi phải há miệng.
  • Hàm bị đau nhức, khó chịu.
  • Có thể sốt.
Dấu hiệu răng khôn mọc
Nướu sưng đỏ có thể là một trong những dấu hiệu của việc răng khôn đang mọc.

2. Có nên nhổ răng khôn không?

Nếu răng khôn thường mọc ở các vị trí không thuận lợi, hay dị dạng, hoặc khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại ở vị trí quá sâu. Dẫn đến khó vệ sinh, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Từ đó gây ra các bệnh lý về răng miệng như nhiễm trùng, sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu,…

Vậy có nên nhổ răng khôn không?

Câu trả lời là có, tuy nhiên chỉ nên nếu bạn có các dấu hiệu sau:

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm.
  • Răng khôn mắc bệnh sâu răng nghiêm trọng, viêm tủy.
  • Đau nhức, u nang và nhiễm trùng răng dai dẳng, tái phát thường xuyên gây đau đớn, khó chịu.
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến các răng kế cận.
  • Là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về nướu: viêm lợi trùm, viêm nha chu.
  • Viêm mô tế bào.
  • Gây sâu răng diện rộng.
  • Có khả năng khiến nhồi nhét, giắt thức ăn giữa kẽ răng.
  • Răng mọc chen chúc, mọc lệch khiến hàm bị xô lệch.
Trường hợp nên nhổ răng khôn
Bạn nên nhổ răng khôn khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm.

2. Những trường hợp không nên nhổ răng khôn:

Không phải tất cả các trường hợp răng khôn đều nên nhổ. Sau đây là một số trường hợp không nên nhổ răng khôn:

  • Sự xuất hiện của răng khôn không ảnh hưởng đến răng kế cận.
  • Răng khôn không bị dị dạng, cắn khớp với răng đối diện.
  • Răng khôn có thể được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.
  • Răng khôn mọc thẳng, khỏe mạnh bình thường, không gây biến chứng.
  • Răng khôn mọc thẳng bị lợi trùm: Với trường hợp này, thay vì nhổ răng khôn, bạn nên đến nha khoa để cắt lợi trùm.
  • Răng khôn liên quan mật thiết với một số cấu trúc hàm và thần kinh quan trọng.

Đặc biệt, các bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, thần kinh, bệnh máu khó đông, huyết áp, đái tháo đường,… hoặc phụ nữ đang mang thai, cho con bú cũng tạm thời không nên nhổ răng khôn.

3. Một số biến chứng có thể xảy ra sau nhổ răng khôn:

  • Viêm ổ răng khô.
  • Chảy máu kéo dài.
  • Nhiễm trùng.
  • Dị ứng với một số thành phần của thuốc/thuốc gây tê.
  • Tổn thương dây thần kinh: Khi đó, triệu chứng của đứt dây, trầy bao dây thần kinh là tê môi cằm tạm thời 1 – 6 tháng (trầy) hoặc vĩnh viễn (đứt). Cảm giác chính xác là như kiến bò, rần rần hoặc không có bất kì cảm giác gì trên môi / lưỡi.

4. Lưu ý sau khi nhổ răng khôn:

4.1. Không vận động mạnh: ít nhất 24 giờ đầu tiên sau nhổ răng khôn.

Hoạt động thể thao, vận động mạnh có thể ảnh hưởng đến sự hình thành, và duy trì máu đông ở vị trí nhổ răng. Từ đó khiến chảy máu kéo dài, gây khó chịu và lâu lành thương.

Lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Không dùng chất có cồn, không hút thuốc lá, không vận động mạnh, không bỏ hẹn cắt chỉ,.. sau khi nhổ răng khôn.

4.2. Không hút thuốc lá: ít nhất 2-3 ngày đầu tiên sau nhổ răng khôn.

Hút thuốc lá có thể dẫn đến chậm lành thương, tăng nguy cơ viêm nhiễm như: viêm ổ răng khô, viêm tủy xương hàm,… Theo đó là những cơn đau kéo dài. Trước khi nhổ răng khôn, tốt nhất bạn nên ngưng hút thuốc khoảng một vài tuần.

4.3. Không dùng các chất có cồn: ít nhất 24 giờ đầu tiên sau nhổ răng khôn.

Chất cồn tồn tại trong cơ thể cũng sẽ tương tác với thuốc gây tê, gây ra nhiều biến chứng khó kiểm soát. Nên trước khi thực hiện nhổ răng, đặt biệt các răng khó như răng khôn hàm dưới mọc ngầm,… Không nên sử dụng các chất có cồn trước và sau khi nhổ răng càng lâu càng tốt.

4.4. Không sử dụng ống hút: ít nhất 24 giờ đầu tiên sau nhổ răng khôn.

Sử dụng ống hút có thể dẫn đến viêm ổ răng khô, gây đau nhiều và mùi hôi khó chịu, có thể gây sốt nhẹ. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên đến gặp nha sĩ sớm để xử lí.

4.5. Không bỏ hẹn các chỉ:

Thức ăn sẽ tích tụ nhiều quanh chỉ khâu nếu để lâu ngày, tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển vi khuẩn, gây nên các viêm nhiễm, cùng mùi hôi gây khó chịu.

Bạn có thể xem những lưu ý, chế độ ăn uống phù hợp sau khi thực hiện nhổ răng khôn: Tại đây.

5. Giảm đau sau khi nhổ răng khôn:

Có 2 phương pháp chính để giảm đau sau khi nhổ răng khôn là chườm đá và dùng thuốc kháng sinh.

5.1. Chườm đá:

  • Tránh chườm đá trực tiếp lên mặt vì có thể gây bỏng lạnh.
  • Hãy hỏi bác sĩ hướng dẫn cách chườm đá đúng, phù hợp nhất. Ví dụ như bạn nên sử dụng túi chườm đá bao nhiêu lần một ngày.

5.2. Thuốc kháng sinh

  • Thuốc kháng sinh có công dụng ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng.
  • Đảm bảo uống thuốc kháng sinh theo toa thuốc và đúng hướng dẫn của nha sĩ.

Tại nha khoa Eden, chúng tôi tự hào có đầy đủ nhân lực và trang thiết bị để thực hiện quy trình nhổ răng khôn đảm bảo an toàn, chỉn chu nhất cho quý khách hàng, với:

Đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp hệ chính quy từ Đại học Y Dược.

Trang thiết bị, máy móc hiện đại, dụng cụ vô trùng tuyệt đối, đuổi kịp bước tiến công nghệ của các nha khoa trên thế giới: phim toàn hàm Pano, phim KTS trong miệng, phim chỉnh nha, chụp cắt lớp CT Conebeam 3D, hệ thống máy chữa tuỷ từ Châu Âu, máy siêu âm Piezotome, Laser Diode,…

Nha khoa tiêu chuẩn điều trị chuẩn Quốc Tế và nha khoa Du Lịch, khám và điều trị cho hàng nghìn khách hàng ngoại quốc và Việt kiều từ năm 2015.

Tóm lại, không phải trường hợp nào cũng nên thực hiện nhổ răng khôn. Bạn cần được khám và chụp phim đầy đủ để bác sĩ chẩn đoán và tư vấn. Tuy nhiên, nếu bạn có các dấu hiệu, triệu chứng đau nhức khó chịu, hay các bệnh lý liên quan đến răng miệng thì nên đến nha khoa, hoặc liên lạc với nha sĩ ngay để giải quyết kịp thời tránh các hậu quá khó lường.

 


Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
-->

Đăng Ký Gói Trải Nghiệm FREE