5/5 - (1 bình chọn)
Hiện nay, các vấn đề về răng miệng và các bệnh về răng đang được rất nhiều người quan tâm. Bất kì nỗi đau nào liên quan đến răng hoặc nướu đều rất đáng lo ngại. Vì nó không chỉ làm chúng ta khó khăn trong việc ăn uống mà còn cản trở luôn cả việc chúng ta giao tiếp. Thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và vẻ đẹp của gương mặt.

1. Các bệnh về răng thường có triệu chứng: đau răng

dau rang 1
Đau răng là vấn đề phổ biến nhất hiện nay

Làm gì khi cơn đau răng xuất hiện đột ngột? Trong các bệnh về răng thì cơn đau luôn là biểu hiện đầu tiên và khó chịu nhất.

Khi gặp trường hợp này bạn có thể súc miệng bằng nước ấm, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng và uống thuốc giảm đau không kê đơn.

Nếu bạn nhận thấy sưng tấy hoặc chảy mủ xung quanh răng hay bạn bị sốt, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị áp xe, một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Lời khuyên chân thành là bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt. Nha sĩ sẽ khám và tìm ra chính xác nguyên nhân và chữa trị cho bạn bằng phương pháp phù hợp.

 

2. Răng xỉn màu, ố vàng

rang o vang 1
Răng xỉn màu làm cho nụ cười cũng sẽ kém duyên dáng. (Ảnh: internet)

Cafe, trà, nước tương, thuốc uống và thuốc lá,.. là một số thực phẩm có thể làm đổi màu răng của bạn. Ngoài ra, các vết thương trong răng miệng, thiếu hụt hoặc xáo trộn canxi và flour làm giảm sinh men răng cũng gây ra tình trạng sỉn màu răng. Một số nguyên nhân khác: bẩm sinh và di truyền.

Bạn có thể tham khảo 3 cách điều trị vàng răng sau đây:

  • Sử dụng chất làm trắng và ánh sáng đặc biệt tại nha khoa (phương pháp hiệu quả nhất).
  • Tẩy trắng chúng tại nhà bằng khay nhựa và gel từ nha sĩ.
  • Kem đánh răng làm trắng và nước súc miệng làm trắng nhưng chỉ loại bỏ vết bẩn trên bề mặt.

 

3. Bệnh về răng phổ biến nhất: Sâu răng

sau rang-1

Sâu răng là những lỗ nhỏ trên răng của bạn. Nguyên nhân chủ yếu do bạn ăn nhiều đườngtinh bột nhưng vệ sinh răng không sạch, vi khuẩn bắt đầu ăn và phân hủy chúng một cách nhanh chóng tạo ra axit phá hủy men răng và dẫn đến sâu răng.

Người lớn cũng có thể gặp vấn đề với sâu răng ở đường viền nướu và xung quanh mép của những miếng trám trước đó.

Cách ngăn ngừa:

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa florua.
  • Hạn chế ăn vặt.
  • Dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
  • Súc miệng bằng nước súc miệng có chứa florua theo đúng lịch hẹn của nha khoa.

 

4. Răng bị nứt hoặc mẻ

rang me - 1
Răng mẻ hoặc nứt gây ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ (Ảnh: internet)

Một chiếc răng bị nứt có thể có rất nhiều nguyên do: vận động thể thao, nhai phải vật cứng hay một tai nạn bất ngờ,…Nếu răng nhạy cảm với nóng và lạnh thì vấn đề phức tạp hơn. Cố gắng nhai bên còn lại cho đến khi bạn gặp nha sĩ.

Hầu hết các nha sĩ khuyên bạn nên bọc răng sứ cho răng bị nứt để ngăn vết nứt trở nên nặng hơn. Nếu vết nứt ở trên đường viền nướu, bạn cần lấy tủy răng và chụp mão răng. Tuy nhiên, nếu vết nứt sâu hơn cũng có nghĩa là chiếc răng đó cần phải được nhổ đi nhanh chóng.

 

5. Nhạy cảm với lạnh

Kem hay nước đá có khiến bạn nhăn mặt do ê buốt răng mỗi khi ăn hoặc uống chúng không? Nếu có thì răng miệng bạn đang gặp vấn đề rồi đấy. Đó có thể là do sâu răng, mòn men răng, mòn miếng trám răng, bệnh nướu răng, răng bị gãy hoặc hở chân răng.

Khi nha sĩ xác định được vấn đề, bạn có thể cần trám răng, lấy tủy răng hoặc điều trị nướu để thay thế mô bị mất ở chân răng. Hay bạn có thể chỉ cần kem đánh răng hoặc miếng dán khử mẫn cảm hay gel có chứa fluor.

Răng nhạy cảm đôi khi cũng do các bệnh về răng khác, ví dụ mòn cổ răng, sâu răng,..Nên cách tốt nhất là bạn nên khám với bác sĩ và nhớ ghi lại chỗ bị nhạy cảm để bác sĩ kiểm tra.

rang nhay cam 1
Răng nhạy cảm sẽ gây ê buốt với những thực phẩm lạnh hoặc nóng

6. Răng dư và răng ngầm

Có bao nhiêu chiếc răng trong miệng của bạn? Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, thì ban đầu bạn có 20 chiếc răng sữa, và bây giờ bạn có 32 chiếc răng vĩnh viễn.

Trường hợp này thường hiếm gặp, nhưng một số người có răng thừa. Các răng dư có thể mọc lên trong miệng hoặc mọc ngầm. Chúng có thể gây hại hoặc không, nhưng phần lớn là có. Một chiếc răng dư cũng có thể làm bạn khó khăn trong vệ sinh răng dẫn đến sâu răng, viêm nha chu, mất răng vĩnh viễn.

Răng ngầm thức là răng mọc ngầm bên dưới xương có thể đâm vào các răng vĩnh viễn gây tiêu chân răng hoặc bệnh lý khác.

Những người mắc bệnh răng dư này cũng có thể mắc một tình trạng khác, chẳng hạn như hở hàm ếch hoặc hội chứng Gardner (hình thành các khối u không phải ung thư).

Phương pháp điều trị thường dùng nhất là nhổ bỏ răng thừaniềng răng để điều chỉnh lại khớp cắn.

 

7. Răng khấp khểnh, hô hoặc móm

Sử dụng phương pháp niềng răng để cải thiện tình trạng móm. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân chủ yếu do bẩm sinh, một số là do thói quen xấu như mút tay chẳng hạn.

Cách khắc phục: chỉnh nha hay còn gọi là niềng răng. Điều trị giúp làm thẳng răng khấp khểnh và điều chỉnh khớp cắn của bạn, phương pháp này rất phổ biến hiện nay.

Việc này không chỉ giúp bạn có một nụ cười đẹp hơn. Nó còn là một phần quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe răng miệng tổng thể, giảm các triệu chứng như đau hàm.

Có 3 loại niềng răng thông dụng là:

  • Sử dụng mắc cài kim loại
  • Sử dụng mắc cài sứ
  • Niềng trong suốt (invisalign)

Bạn có thể tư vấn kỹ hơn với nha sĩ và lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp.

 

8. Các vấn đề về nướu

sung nuou 1

Bệnh nướu răng (viêm lợi) xảy ra khi nướu của bạn mắc một hay nhiều các triệu chứng sau đây: dễ chảy máu, sưng đỏ, có mảng bám và bị tuột chân răng.

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm lợi là do vệ sinh răng miệng kém. Nếu không được điều trị, tại một thời điểm nào đó, nó có thể gây tiêu xương và răng của bạn có thể bị xê dịch hoặc lung lay.

Điều đó có thể khiến bạn khó ăn nhai và thậm chí khó nói chuyện. Để tránh bệnh nướu răng, hãy chải răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa. Dùng thêm súc miệng bằng nước súc miệng sát khuẩn hàng ngày, đồng thời đến gặp nha sĩ thường xuyên để thăm khám và được làm sạch răng hoàn toàn.

 

9. Bệnh nghiến răng

nghien rang 1
Nghiến răng lâu ngày có thể khiến bạn trông già hơn. (Ảnh: internet)

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân của bệnh nghiến răng. Răng lệch lạc hoặc các vấn đề về giấc ngủ cũng có thể là thủ phạm của căn bệnh này ở người lớn. Đối với trẻ em, nguyên nhân có thể do dị ứng.

Nghiến răng có thể khiến bạn đau đầu, đau hàm và làm răng bị nứt hoặc lung lay. Nếu bạn nghiến răng vào ban đêm, hãy yêu cầu nha sĩ lắp cho bạn một miếng bảo vệ miệng được gọi là Máng Nhai (night guard). Nếu đó là vấn đề ban ngày, hãy thử thiền, tập thể dục hoặc các cách khác để hạn chế căng thẳng.

 

10. Răng khôn liệu có khôn?

Hầu hết mọi người đều có ít nhất một chiếc răng khôn bị mọc lệch hoặc không thể mọc hoàn toàn. Nó có thể gây sâu răng, làm hỏng các răng lân cậnbệnh nướu răng. Răng khôn thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17 đến 25.

Nếu cảm thấy đau hoặc nghi ngờ chúng có vấn đề, hãy đến nha sĩ để thăm khám nhổ bỏ chúng ngay khi cần thiết. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng “một con sâu làm rầu nồi canh”.

Răng khôn gây nhiễm trùng và các bệnh về răng khác là vấn đề răng miệng phổ biến ở người trưởng thành. Do đó bạn nhớ thăm khám định kỳ với nha sĩ để kiểm tra răng khôn, và chọn thời điểm nhổ nó đi để phòng ngừa.

rang khon 1

Kết luận: 

Bạn có gặp phải vấn đề nào trên đây không? Nếu có hãy cân nhắc xem lại nguyên nhân mình tổn hại đến răng là gì để có thể thay đổi cách sinh hoạt phù hợp hơn và điều trị chúng ngay khi có thể. Nếu để lâu không khắc phục, tình trạng sẽ nặng hơn, sau đó biến chứng thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Đừng bao giờ xem nhẹ các căn bệnh về răng miệng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Hãy xem việc bảo vệ răng miệng là trách nhiệm với bản thân.

Đến nha khoa thăm khám ít nhất 6 tháng một lần hoặc sớm hơn nếu bạn thấy có điều gì bất ổn với răng miệng nhé.

 

 


Subscribe
Notify of
guest
2 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] rõ rệt nguy cơ bị sâu răng, đặc biệt ở vùng kẽ răng. Đồng thời giảm các vấn đề về răng. Vậy nên sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần 1 ngày sẽ giúp bạn tránh được […]

trackback

[…] Dầu cây trà được biết đến với đặc tính kháng viêm và kháng sinh tự nhiên. Nó hoàn hảo để giúp bạn chữa lành nướu răng bị đau và các bệnh răng miệng khác . […]

Đăng Ký Gói Trải Nghiệm 0Đ