
-   BS.Nha Khoa Eden
-  
-   3 Comments
Hôi miệng nguyên nhân hầu hết là do vi khuẩn gây mùi gây ra, nhưng một số tình trạng sức khỏe và các tác nhân khác cũng có thể góp phần gây ra vấn đề này. Cùng tìm hiểu 10 nguyên nhân gây ra hôi miệng có thể bạn chưa biết.

1. Nguyên nhân gây ra hôi miệng: khô miệng
Khô miệng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu.
Nước bọt giúp giữ cho miệng của bạn sạch sẽ bằng cách loại bỏ các mảnh thức ăn gây hôi miệng. Khi tuyến nước bọt giảm hoặc mất đi, điều này đồng nghĩa với việc hôi miệng sẽ xuất hiện.

Một số thực phẩm gây khô miệng
Rượu bia có thể làm khô miệng của bạn. Khi uống quá mức sẽ làm giảm tiết nước bọt tạo ra môi trường tốt cho vi khuẩn gây mùi sinh sôi.
Cà phê cũng có thể là một nguyên nhân gây hôi miệng. Sau khi uống cà phê, chất caffeine dẫn đến giảm sản xuất nước bọt. Ít nước bọt đồng nghĩa với việc gia tăng vi khuẩn gây mùi.
Chế độ ăn nhiều đường có khả năng là thủ phạm gây ra chứng hôi miệng của bạn do đường tương tác với vi khuẩn trong miệng. Các vi khuẩn tồn tại tự nhiên trong miệng sẽ ăn đường, biến đồ ngọt thành mùi chua.
Nguyên nhân gây hôi miệng là do hút thuốc lá:

Thuốc lá là một tác nhân gây hôi miệng trầm trọng, thậm chí dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng hơn nhiều.
Ngoài việc khiến miệng bạn có mùi hôi khó chịu, chúng còn làm hỏng mô nướu và gây ra các bệnh về nướu.
2. Lưỡi của bạn có vấn đề cũng là một nguyên nhân gây hôi miệng

Những mảng trắng trên lưỡi chứng tỏ hệ miễn dịch của bạn đang tấn công các mô trong miệng. Làm sạch chúng bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ cạo lưỡi.
Tránh dùng những loại nhựa giòn, nó có thể bị gãy trong quá trình bạn vệ sinh lưỡi và gây tổn thương đến lưỡi của bạn.
Nếu phát hiện có những mảng bám vệ sinh mãi không sạch, bạn nên đi khám ngay, đó là biểu hiện của một căn bệnh, thậm chí là ung thư.
3. Chế độ ăn kiêng ít cacbohydrate (đường & tinh bột)

Nguyên nhân gây hôi miệng mà có thể ít ai ngờ tới đó là chế độ ăn kiêng.
Khi bạn cắt giảm cacbohydrate và tăng lượng protein nạp vào cơ thể, cơ thể bạn sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Quá trình đó tạo ra các hợp chất gọi là xeton gây ra hôi miệng.
Trong trường hợp này, vệ sinh răng miệng cũng sẽ không giải quyết được vấn đề, vì đó không phải là nguyên nhân gốc rễ. Tốt nhất là bạn nên nhai kẹo cao su không đường để giảm thiểu mùi hôi.
4. Cảm cúm là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng
Nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và viêm phế quản cũng có thể khiến bạn bị hôi miệng. Đó là do vi khuẩn gây mùi thích ăn chất nhầy hay còn gọi là đàm trong miệng bạn.
Và nếu bị nghẹt mũi, nhiều khả năng bạn phải dùng đến phương pháp thở bằng miệng, điều này có thể khiến miệng của bạn bị khô dẫn đến hơi thở có mùi hôi.
5. Thuốc uống

Hơn 400 loại thuốc kê đơn và không kê đơn, bao gồm cả thuốc chống trầm cảm và thuốc chữa dị ứng, có thể làm giảm lượng nước bọt tiết ra khi miệng bạn bị khô. Điều này tạo ra môi trường cho vi khuẩn gây mùi phát triển mạnh.
Thay đổi loại thuốc cũng không phải là một lựa chọn tốt.
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên uống đủ nước và nhai kẹo cao su không đường để giữ ẩm cho miệng. Nếu được, nên sử dụng thêm nước súc miệng.
6. Hơi thở có mùi do vi khuẩn HP

Trên thực tế, có một loại vi khuẩn gây loét “Helicobacter pylori” hay còn gọi là “HP” có khả năng gây hôi miệng.
Vi khuẩn HP chỉ thường tồn tại trong dạ dày. Nhưng, nếu bạn bị trào ngược dạ dày hoặc nôn mửa chúng sẽ theo đó mà trào lên khoang miệng. Tại đây, chúng tạo ra khá nhiều khí có mùi khó chịu.
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Vi sinh vật học Y tế, xử lý vi khuẩn có thể giúp loại bỏ mùi hôi. Vì vậy, hãy đi thăm khám ngay nếu bạn gặp tình trạng này. Bác sĩ có thể xét nghiệm H. pylori và kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn.
7. Sỏi amidan là nguyên nhân gây hôi miệng

Sỏi amidan là tác nhân dẫn đến hơi thở có mùi hôi.
Những đốm trắng nhỏ được tạo thành từ vi khuẩn cứng, các mảnh thức ăn, tế bào chết và chất nhầy bị mắc kẹt trong các gờ của amidan và mặt sau của lưỡi.
Chúng thường vô hại ngoại trừ mùi. Chúng có thể sẽ tự bong ra, nhưng bạn nên đẩy nhanh quá trình này bằng cách súc miệng bằng nước muối.
8. Có thể bạn chưa biết, hoa quả sấy khô có thể là nguyên nhân gây hôi miệng

Nó chứa rất nhiều đường và vi khuẩn gây mùi rất thích ăn đường.
Thêm vào đó, trái cây khô rất dính, vì vậy nó có thể bị mắc kẹt giữa các kẽ răng sau khi ăn.
Không nhất thiết phải kiêng ăn loại thức ăn này nhưng bạn hãy nhớ dùng chỉ nha khoa và chải răng sau khi ăn chúng.
9. Trào ngược axit hoặc ợ chua gây ra hôi miệng

Đây là hai triệu chứng của GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản), một chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến.
Hơi thở có mùi có thể do một số thức ăn không tiêu hóa được trào ngược lên miệng hoặc có thể là do kích ứng từ axit dạ dày khiến bạn chảy nước mũi.
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn gặp phải tình trạng này để được khắc phục một cách triệt để.
10. Hôi miệng do răng bị nứt mẻ hoặc sâu răng
Kẽ nứt mẻ ở răng có thể khiến chúng ta khó vệ sinh và các mảnh thức ăn còn sót lại ở đây sẽ sinh sôi vi khuẩn dẫn đến sâu răng, bệnh nướu răng và hơi thở có mùi.
Trám răng sau một thời gian có khả năng gây hôi miệng nếu miếng trám bị bong tách khỏi mô răng cũ. Hãy chọn cho mình một nha khoa uy tín để tránh những vật liệu trám không đảm bảo.
11. Vôi răng mảng bám và viêm nướu
Cuối cùng là nguyên nhân thông thường nhất gây hôi miệng: những mảng bám răng và vôi răng không được làm sạch.
Việc này có thể do bạn chải răng không thường xuyên, hoặc chưa đúng cách. Hoặc thiếu kết hợp với việc dùng các biện pháp làm sạch kẽ răng như: chỉ nha khoa, máy tăm nước,…
Không đến nha sĩ định kỳ để cạo vôi răng và đánh bóng răng sẽ khiến vôi răng & mảng bám răng tích tụ. Vi khuẩn gây mùi hôi miệng dễ dàng phát triển trong các lớp này và khó bị làm sạch. Chúng sinh sôi và sử dụng thức ăn thừa tạo ra acid gây sâu răng, hoặc tiến sâu vào khe nướu gây viêm nướu.
Chỉ cần thăm khám với nha sĩ 2 lần mỗi năm để làm sạch vôi răng, và khắc phục các bệnh lý khác để tránh nguyên nhân gây hôi miệng này.
Kết luận

Hôi miệng có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Để phòng ngừa căn bệnh này bạn đừng quên tạo cho mình thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách.
Chảy dịch mũi sau, nhiễm trùng đường hô hấp và amidan, các vấn đề về xoang, tiểu đường, các vấn đề về gan và thận, cũng như một số rối loạn về máu đều có thể gây hôi miệng.
Trong một số trường hợp hiếm hơn, hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu của ung thư hoặc các tình trạng nghiêm trọng khác như rối loạn chuyển hóa.
Nếu hôi miệng luôn luôn đồng hành với bạn thì đừng xem nhẹ vấn đề này. Hãy đến nha khoa thăm khám ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân nhé.
Điều hướng bài viết
Search
Categories
Tags
- Ưu đãi đặc biệt 35-50% Gói Dịch Vụ dành cho Khách Hàng Mới 10 Tháng Mười Hai, 2022
- KHUNG GIỜ VÀNG cho Khách Hàng Mới tại Nha Khoa EDEN Quận 1 20 Tháng Bảy, 2022
- NGÀY HỘI CHỈNH NHA SỚM CHO TRẺ EM 1 Tháng Bảy, 2022
- Bảng giá niềng răng chi tiết cập nhật mới nhất năm 2022 22 Tháng Sáu, 2022
- Niềng răng giá bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khi niềng răng 22 Tháng Sáu, 2022
-
Trám răng mất bao lâu để hoàn thành? Quy trình thực hiện (4.277)
Sâu răng là một căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tùy vào mức độ sâu răng mà nha sĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau....
-
16 Cách trị sưng nướu răng tại nhà đơn giản và hiệu quả (3.761)
Cách trị sưng nướu răng tại nhà bao gồm sử dụng tinh dầu và một số thực phẩm gần gũi khác để giảm bớt ngay sưng tấy. Có những loại...
-
Ưu đãi đặc biệt 35-50% Gói Dịch Vụ dành cho Khách Hàng Mới (3.407)
Kể từ ngày 10/12/2022 các khách hàng chưa từng đến Hệ Thống Nha Khoa Eden sẽ yên tâm đến trải nghiệm chất lượng tuyệt vời mà không ngại chi phí....
-
Trám răng có bị đổi màu không? Vì sao miếng trám răng đổi màu (2.859)
Trám răng giúp phục hồi lại mô răng hư tổn do: sâu răng, gãy mẻ răng, tái tạo cho răng đã chữa tủy,...Composite là vật liệu trám răng thẩm mỹ...
-
Top 15 loại thực phẩm nên ăn sau khi nhổ răng khôn (2.858)
Sau khi nhổ răng khôn nên ăn gì? Một chế độ ăn uống đầy đủ chất sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng, giúp giảm sưng, cung cấp chất dinh...
BÀI VIẾT MỚI
Most Viewed Posts

[…] xúc với thuốc lá và cả chất nicotine. Nó làm răng bạn ố vàng và cũng là nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng. Người hút thuốc sẽ có nhiều khả năng mắc các bệnh về nướu và răng. […]
[…] Hơi thở có mùi hôi. […]
[…] Hơi thở có mùi hôi. […]