Amalgam hay còn được gọi là hỗn hống là vật liệu trám răng đã có lịch sử hơn 150 năm trong ngành nha khoa. Miếng trám amalgam thường được gọi là miếng trám bạc, trám chì,… Hiện nay, vì những tác động xấu đối với sức khỏe, amalgam đã không còn dùng phổ biến trong nha khoa. Hãy cùng tìm hiểu vì sao.
1. Amalgam là gì?
Amalgam (hỗn hống) là một hợp kim của thủy ngân với các kim loại khác, như bạc, đồng, thiếc, kẽm,…
Amalgam nha khoa dùng để trám răng là hỗn hợp của Thủy Ngân chiếm đa số, khoảng một nửa (50%) trọng lượng của hỗn hợp, tiếp theo là bạc (~22-32%), thiếc (~14%) và kẽm (~8%). Loại vật liệu này đã được nhắc đến từ thời nhà Tần của Trung Quốc, xuất hiện năm 1528 tại Đức, và từ thế kỷ 19 nó được dùng làm chất trám răng. Nhờ các đặc tính như dễ đưa, dễ tạo hình, độ cứng và độ bền cao.
Miếng trám amalgam là miếng trám được thực hiện trực tiếp trên răng. Thuỷ ngân là kim loại đặc biệt có dạng lỏng, khi trộn với bột hỗn hợp kim loại thì tạo ra dạng sệt dễ dàng nhồi vào lỗ trám. Sau 15-20 phút thì nó bắt đầu đông cứng. Amalgam đông cứng chậm và mất 24 giờ để trở nên cứng hoàn toàn trong miệng.
Amalgam dùng để thay thế mô răng hư tổn do sâu răng gây ra, hoặc phục hồi các chấn thương nứt vỡ làm hư hại mô răng. Nó còn được gọi là hỗn hống nha khoa, hay “trám chì”, “trám bạc”, có thể dễ dàng nhận biết bởi màu xám bạc, xám đen. Chúng kém thẩm mỹ nên chỉ thường được dùng để trám các răng sau (răng hàm).
Tháng 7 năm 2018 tại EU (Châu Âu), amalgam bị cấm dùng khi điều trị nha khoa cho trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
2. Trám răng bằng amalgam có an toàn không?
Theo FDA – Cục Quản Lý Thực Phẩm Và Dược Phẩm Hoa Kỳ:
Hỗn hống nha khoa có thể giải phóng một lượng nhỏ thủy ngân ở dạng hơi (khí), tùy thuộc vào số lượng và tuổi thọ của miếng trám hiện có. Và có hay không các thói quen như nghiến răng, nhai kẹo cao su,… sẽ tăng cường sự giải phóng thủy ngân trong miệng ít hoặc nhiều.
Chưa có những bằng chứng rõ ràng, về nguy cơ gây hại sức khỏe, khi nuốt phải các mảnh vụn nhỏ của miếng trám này. Nhưng hít phải hơi thủy ngân có thể gây hại ở một số bệnh nhân nhất định.
Khi trám răng với amalgam, hoặc loại bỏ miếng trám amalgam cũ. Bệnh nhân, và bác sĩ đều có thể gặp phải tình trạng tăng tiếp xúc với hơi thủy ngân tạm thời.
Nhìn chung, những bệnh nhân có nhiều miếng trám bạc, có thể có mức thủy ngân cao hơn trong máu, hoặc nước tiểu. Tuy nhiên, sự tăng lên này vẫn ở mức được coi là an toàn. Trong nghiên cứu về những người có miếng trám chì hiện tại vẫn chưa có nhiều bằng chứng rõ ràng kết luận rằng miếng trám này gây ra những ảnh hưởng có hại cho đa số người dân.
Công ước Minamata và công văn của Bộ Y Tế Việt nam
Công ước Minamata về Thủy ngân là một công ước có phạm vi toàn cầu nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi tác động tiêu cực từ Thủy ngân, được Việt Nam tham gia ký kết vào ngày 4 tháng 10 năm 2013 tại Nhật Bản. Trong phụ lục A-II thuộc Công ước Minamata về Thủy ngân, amalgam thuộc danh mục cần được giảm thiểu.
CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH thuộc Bộ Y Tế Việt Nam cũng đã ban hành công văn Số: 261/KCB-QLCL&CĐT V/v: khuyến cáo không sử dụng hỗn hống nha khoa Amalgam.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Răng Hàm Mặt trên toàn quốc thực hiện một số việc sau đây :
1. Không sử dụng Amalgam cho trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú từ ngày 01/04/2019.
2. Xây dựng lộ trình ngừng sử dụng Amalgam trong Nha khoa từ ngày 01/01/2021.
…
3. Những ai nên cẩn trọng với amalgam?
Những bệnh nhân dễ bị ảnh hưởng xấu bởi thủy ngân, từ việc trám răng bằng amalgam, bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai, hoặc những người đang dự định mang thai.
- Những bà mẹ đang cho con bú.
- Trẻ em (đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi).
- Người bị dị ứng với thủy ngân, hoặc các thành phần khác trong miếng trám almagam.
- Những người bị suy giảm chức năng thần kinh, hoặc rối loạn chức năng thận.
Những bệnh nhân có các trình trạng nêu trên có thể tăng nguy cơ bị ảnh hưởng xấu. Bởi việc tiếp xúc với thủy ngân từ miếng trám vật liệu amalgam.
Một số thông tin cho thấy, có những tác động tiềm ẩn đến sức khỏe của việc tiếp xúc với hơi thủy ngân từ miếng trám bạc trên những nhóm người được nghiên cứu.
LƯU Ý: Nếu bạn đang có các trình trạng nêu trên: Nên báo với bác sĩ điều trị, hoặc yêu cầu bác sĩ thay thế điều trị khác thay cho miếng trám bạc này.
4. Hỗn hống nha khoa gây ảnh hưởng gì?
4.1. Đối với phụ nữ đang mang thai, những người đang dự định mang thai:
– Trong quá trình đặt amalgam để trám răng, có thể dẫn đến việc tiếp xúc với thủy ngân tăng cao tạm thời đối với mẹ và thai nhi.
– Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa số lượng miếng trám chì mà người mẹ có và mức thủy ngân trong máu dây rốn.
4.2. Những bà mẹ đang cho con bú:
– Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa số lượng miếng trám chì mà người mẹ có và mức thủy ngân trong sữa mẹ.
4.3. Trẻ em (đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi):
– Các nghiên cứu về trẻ em dưới sáu tuổi rất hạn chế. Tuy nhiên, thần kinh đang phát triển hệ thống của trẻ em có thể đặc biệt nhạy cảm khi tiếp xúc với hơi thủy ngân từ việc trám răng với amalgam.
4.4. Người bị dị ứng với thủy ngân, hoặc các thành phần khác của miếng trám amalgam:
– Một số người có thể bị dị ứng, hoặc nhạy cảm với thủy ngân, hoặc các thành phần khác (ví dụ: bạc, đồng, thiếc, hoặc kẽm) từ miếng trám bạc này. Đã có những báo cáo gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm: phản ứng dị ứng, loét miệng, cũng như các phản ứng toàn thân khác, sau khi trám răng với hỗn hống nha khoa.
4.5. Những người bị suy giảm chức năng thần kinh, hoặc rối loạn chức năng thận:
– Các nghiên cứu cho thấy thủy ngân khu trú trong các mô nhất định của cơ thể, bao gồm não và thận.
– Nhưng chưa thực sự có nhiều báo cáo nói về ảnh hưởng không tốt của việc tiếp xúc với hơi thủy ngân. Đối với sức khỏe những người rối loạn chức năng thận. Cũng như người bị suy giảm chức năng thần kinh.
5. Những dấu hiệu khi lượng thủy ngân tăng lên trong cơ thể?
Mối quan hệ trực tiếp giữa thủy ngân từ amalgam trám răng, và các tác động có hại đến sức khỏe chưa được khẳng định rõ ràng.
Mặc dù vậy, sự tích lũy do tiếp xúc với thủy ngân từ các nguồn khác nhau như môi trường hoặc chế độ ăn uống. Cộng thêm với từ trám răng amalgam. Có thể dẫn đến sự tích lũy quá mức thủy ngân trong cơ thể. Từ đó, xuất hiện một số dấu hiệu hoặc triệu chứng, bao gồm:
- Rối loạn tâm trạng (lo lắng, trầm cảm, cáu kỉnh).
- Khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.
- Mệt mỏi.
- Dễ bị mất tập trung.
- Run.
- Khó khăn khi phối hợp.
- Thay đổi về thị giác.
- Thay đổi về thính giác.
6. Có nên loại bỏ miếng trám amalgam cũ?
Rất nhiều người lớn đang có một hoặc vài miếng trám răng amalgam ở trong miệng. Vì nó từng là vật liệu trám răng rẻ và rất phổ biến. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều người đang cần thay thế miếng trám cũ là amalgam, vì lý do chức năng (sâu răng, rớt miếng trám,…) hoặc thẩm mỹ.
Nếu miếng trám amalgam của bạn còn tốt, không có sâu răng tái phát bên dưới lớp trám, thì việc loại bỏ miếng trám bạc này là chưa thật cần thiết. Vì khi loại bỏ các miếng trám bạc, có thể mất thêm một ít cấu trúc răng khỏe mạnh. Đồng thời, có khả năng khiến bạn tăng tiếp xúc với hơi thủy ngân thoát ra trong quá trình loại bỏ.
Đặc biệt, đối với các bệnh nhân có các tình trạng nhạy cảm và có nguy cơ cao khi tiếp xúc với thủy ngân từ hỗn hống nha khoa. Thì việc loại bỏ miếng trám amalgam cũ càng phải cẩn trọng và được cân nhắc kĩ càng. Nên thực hiện với sự chuẩn bị tốt, bởi bác sĩ có chuyên môn tốt.
Nếu bạn vẫn muốn thay thế miếng trám amalgam vì lý do sợ ảnh hưởng sức khoẻ, hoặc thẩm mỹ. Thì hãy thảo luận kỹ với bác sĩ của mình về việc che chắn bảo vệ trong khi tháo trám. Cũng như lựa chọn phương pháp trám răng hoặc phục hình mới phù hợp.
7/ Vật liệu trám nào tốt để thay thế amalgam?
Việc sử dụng amalgam để trám răng đang giảm dần. Thay vào đó, vật liệu GIC, composite, sứ…đang dần trở nên phổ biến trong nha khoa. Chúng là các vật liệu trám răng có màu răng – màu sắc gần giống hoặc y hệt răng thật (trám răng thẩm mỹ).
Khi thực hiện trám răng với những vật liệu trám này, việc sửa soạn mô răng để chuẩn bị cho việc trám được bảo tồn nhiều hơn so với trám răng bằng amalgam (mất mô răng nhiều).
Các vật liệu trám như GIC, composite và sứ hầu như không chứa các thành phần kim loại nặng. Màu sắc thẩm mỹ hơn so với miếng trám chì. Đặc biệt, với vật liệu composite, nha sĩ có thể trám răng để phục hồi hư tổn cho răng với màu sắc gần như răng thật. Đôi khi rất khó phân biệt được bằng mắt thường.
Nếu bạn cần trám răng hoặc thay thế trám cũ, bạn nên được nha sĩ thăm khám kĩ lưỡng trên miệng. Đôi khi cần sự hỗ trợ phim X-quang, các biện pháp thử nghiệm đánh giá răng và mô quanh răng.
Nha sĩ sẽ đưa ra các hình thức phục hồi trám phù hợp tình trạng răng của bạn. Hay có hình thức thay thế nào khác tốt hơn? Vật liệu trám nào sẽ tốt cho răng của bạn? Trám răng có đau không? Có phù hợp kinh tế của bạn không? Đồng thời, có những rủi ro gì về sau,…
Chẳng hạn như phương pháp trám răng thẩm mỹ bằng vật liệu composite tại nha khoa Eden vừa đảm bảo sức khỏe, tính thẩm mỹ cao, cũng như giá thành vừa phải. Bạn sẽ có được lựa chọn điều trị tốt nhất cho sức khỏe răng miệng lâu dài của mình.
[…] sâu khỏi răng bạn. Sau đó lấp đầy lỗ sâu với 1 vật liệu, chẳng hạn bạc (amalgam), vàng, hoặc nhựa glass ionomer, […]