Trong những năm đầu đời, cơ thể trẻ em sẽ luôn phát triển một cách nhanh chóng. Bé dần hiểu rõ hơn về những hiện tượng xung quanh, biết thể hiện cảm xúc nhiều hơn. Biết vui, buồn, căng thẳng hay lo lắng. Những cảm xúc vui vẻ sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho bé. Những cảm xúc tiêu cực cũng sẽ thu hút những điều tiêu cực đến với trẻ, chẳng hạn: bé hay nghiến răng mỗi khi căng thẳng hoặc nghiến răng một cách vô thức khi đang ngủ. Điều này có thể gây ra một số bệnh lý ở răng miệng.

bé hay nghiến răng
Nghiến răng ở trẻ em một số trường hợp cần phải thăm khám và theo dõi. Ảnh: internet

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân vì sao bé hay nghiến răng, nha khoa EDEN sẽ khái quát một chút cho bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.

Nghiến răng là gì?

Nghiến răng là một thói quen xấu có hại cho răng. Nghiến răng xảy ra khi hai hàm răng cắn chặt (nghiến chặt) vào nhau.

Nó có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi. Nghiến răng ở trẻ em thường là do mọc răng hoặc một số nguyên nhân khác. Tuy nhiên, số đông trong chúng đều không đáng lo và cũng không nhất thiết phải can thiệp điều trị.

Bé hay nghiến răng vì sao?

Ở trẻ nhỏ, tật nghiến răng thường xảy ra là do mọc răng. Chiếc răng đầu tiên của bé thường mọc ở trong khoảng 4 – 7 tháng tuổi.

Khi trẻ dần lớn lên và bắt đầu mọc nhiều răng sữa hơn, sẽ không tránh khỏi sự khó chịu ở hàm. Việc nghiến chặt hai hàm răng vào nhau có thể là phản xạ của bé khi cảm thấy đau răng, khó chịu. Nó cũng thường tự động biến mất khi bé khoảng 11 tuổi (độ tuổi thiếu niên).

Ngoài ra, bé hay nghiến răng khi căng thẳng, lo lắng một điều gì đó. Đặc biệt mỗi tối trước khi ngủ.

Một nguyên nhân khác nữa là do răng mọc không thẳng hàng, gây lệch khớp cắn. Đây là một dạng bệnh lý ngoài có khả năng gây ra tật nghiến răng còn có thể gây ra sâu răng do khó vệ sinh được sạch sẽ sau khi ăn uống.

Nguyên nhân gây lệch khớp cắn ở trẻ

lệch khớp cắn
Bé bị lệch khớp cắn do thiếu răng. Ảnh: internet
  • Thói quen xấu: mút ngón tay, thở bằng miệng, đẩy lưỡi,…
  • Răng sữa rụng sớm
  • Thiếu răng
  • Di truyền hoặc bẩm sinh như: hô, móm,..

Vì sao lệch khớp cắn có khả năng gây ra tật nghiến răng?

Dù là trẻ em hay người đã trưởng thành, việc khớp cắn bị sai lệch đều có khả năng gây ra tật nghiến răng, thậm chí còn có thể gây ra một số bệnh lý ở răng miệng.

Răng mọc lệch lạc sẽ gây ra sự bất cân xứng giữa hàm trên và hàm dưới. Khi hai hàm răng không thể sát khít với nhau, theo phản xạ tự nhiên, răng sẽ nghiến chặt lại và tạo ra âm thanh “ken két”.

Bé hay nghiến răng có triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh nghiến răng ở trẻ em bao gồm:

  • Hai hàm răng nghiến chặt vào nhau một cách vô thức khi ngủ hoặc ngay cả khi thức
  • Răng bị mẻ, vỡ
  • Răng ê buốt
  • Đau răng, đau hàm
  • Đau đầu lan đến tai

Hãy để ý đến trẻ hơn, nếu nhận thấy bé có dấu hiệu nghiến răng nên hỏi ý kiến nha sĩ về điều này. Mặc dù nghiến răng ở trẻ em hầu như là không nguy hiểm. Nhưng, nếu nó diễn ra liên tục trong một thời gian dài có thể gây ra các tác hại cho sức khỏe răng miệng của trẻ.

Có biến chứng gì không?

Mặc dù rất hiếm xảy ra các biến chứng khi bé nghiến răng do mọc răng. Nhưng, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bạn cần quan sát từng giai đoạn đầu đời của trẻ. Tuy không cần can thiệp điều trị ở một số trường hợp nhưng tốt hơn hết vẫn nên thăm khám nha khoa và để theo dõi tình trạng này.

Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi thiếu niên trở lên cần phải quan sát kỹ hơn, vì tật nghiến răng có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của trẻ. Đôi khi, bé có thể mắc bệnh rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ) do tật nghiến răng gây ra.

Trường hợp nghiến răng do răng mọc lệch lạc sẽ cần điều trị để tránh các biến chứng như: sâu răng, viêm nướu, mất răng… Thậm chí còn ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của toàn khuôn mặt.

Cách điều trị tật nghiến răng ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nghiến răng ở trẻ em. Vì vậy, cũng có nhiều cách điều trị khác nhau tùy theo từng trường hợp.

Đeo miếng bảo vệ miệng

miếng bảo vệ miệng
Miếng bảo vệ miệng giúp bé tránh khỏi một số tác hại không mong muốn do tật nghiến răng gây nên. Ảnh: internet

Đây là một cách điều trị hoặc cũng có thể nói là cách phòng ngừa các bệnh lý ở răng do tật nghiến răng gây ra. Miếng bảo vệ miệng được thiết kế riêng theo kích thước hàm răng của bé sẽ vừa vặn khi đeo, giúp bảo vệ răng tránh khỏi các tác động mạnh khi hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.

Miếng bảo vệ miệng có nhiều loại. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng uy tín với giá chỉ từ vài chục nghìn. Tuy nhiên, nó sẽ không vừa vặn với kích thước hàm của bé và có thể dễ dàng rơi ra ngoài.

Chia sẻ, trò chuyện với trẻ

Đây là cách đơn giản nhưng đặc biệt hữu ích đối với bé hay nghiến răng mỗi khi căng thẳng hay lo lắng. Bạn hãy để ý đến cảm xúc của bé, đôi lúc bé không thể nói lên cảm nhận của mình. Hãy hỏi trẻ, hãy xem xét các biểu cảm trên gương mặt cũng như có bất kỳ điều gì có thể làm cho trẻ lo lắng, buồn bực hay không.

Bằng cách nói chuyện, chia sẻ với con của bạn. Chúng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi được nói ra và nhận được các lời an ủi, động viên từ bạn.

Sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ khi trẻ mọc răng

bé hay nghiến răng
Ảnh: internet

Thị trường hiện nay khá phổ biến các dụng cụ hỗ trợ quá trình mọc răng của trẻ. Tuy không can thiệp trực tiếp đến sự phát triển hay điều trị gì cho trẻ. Nhưng nó có thể giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, tránh bị ngứa nướu gây ra thói quen mút ngón tay khi mọc răng.

Một số dụng cụ hữu ích như:

  • Dụng cụ cắn răng ngậm nướu
  • Ngậm nướu lạnh Pigeon
  • Xúc xắc gặm nướu
  • Vòng cổ Mặt Silicone (không nên đeo cho bé khi ngủ)

Đây là những sản phẩm được bày bán rất nhiều đến từ các thương hiệu khác nhau. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về các nhãn hiệu trước khi sử dụng. Hoặc xin lời khuyên của nha sĩ về các vấn đề này.

Sử dụng khăn sạch làm lạnh

Một số bậc phụ huynh sử dụng khăn sạch làm lạnh cho bé tự cầm và cắn, ngậm chúng để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu trong giai đoạn mọc răng.

Thực hiện bằng cách:

  • Lấy một chiếc khăn sạch cho vào túi nilon và để vào ngăn đá
  • Để vài phút, kiểm tra cảm thấy chiếc khăn đủ lạnh thì lấy ra (không để khăn quá cứng có thể gây tổn hại cho răng và nướu của bé)
  • Cho bé cầm chơi, theo phản xạ bé sẽ tự ngậm và cắn khăn vào miệng

Thăm khám nha khoa

thăm khám nha khoa trẻ em
Trẻ em nên được thăm khám nha khoa định kỳ để giúp bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng. Ảnh: internet

Trẻ em được đưa đi thăm khám nha khoa là điều mà các chuyên gia khuyến khích. Bạn có thể đưa bé đến gặp nha sĩ ngay khi bé mọc chiếc răng đầu tiên.

Đối với trẻ hay có thói quen nghiến răng, mút ngón tay. Nha sĩ sẽ có một số lời khuyên đặc biệt hữu ích dành cho bạn để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách suôn sẻ.

Bên cạnh đó, điều này cũng giúp trẻ được điều trị kịp thời khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở răng miệng.

Niềng răng

Khi tật nghiến răng của bé xuất phát từ việc khớp cắn không tương xứng do răng mọc lệch. Thì niềng răng có thể được nha sĩ đề xuất cho trẻ.

Thông thường, độ tuổi được khuyến khích niềng răng ở trẻ là 7-9 tuổi. Phương pháp này ngoài giúp điều chỉnh các răng mọc lệch lạc còn giúp bé tránh được các nguy cơ tiềm ẩn khác. Đó là chưa nói đến việc đem lại nụ cười hoàn hảo hơn cho trẻ.

Kết luận

Bạn đừng quá lo lắng khi phát hiện trẻ có tật nghiến răng. Giai đoạn trẻ mọc răng, điều này là có thể xảy ra và sẽ hoàn toàn tự biến mất.

Tuy nhiên, bạn cũng nên thường xuyên quan sát trẻ. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần liên hệ ngay với nha sĩ để tìm cách khắc phục.

Hầu hết những bậc phụ huynh đều đưa trẻ thăm khám nha khoa định kỳ đều đặn thường sẽ không lo lắng gì về vấn đề này. Vì họ đã có được các lời khuyên cũng như kiến thức hữu ích từ các chuyên gia tại nha khoa để đồng hành với con của họ trong suốt quá trình phát triển của chúng.

Có nên tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà? Xem ngay tại đây.


Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Đăng Ký Gói Trải Nghiệm 0Đ