Sâu răng hiện nay là bệnh về răng miệng phổ biến nhất đối với trẻ em. Vậy bậc phụ huynh nên biết điều gì để đề phòng sâu răng từ sớm, cũng như điều trị khi bé bị sâu răng? Qua bài viết dưới đây, nha khoa Eden sẽ giải đáp các thắc mắc ấy của bạn. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tạo cuộc hẹn đầu tiên cho trẻ và nha sĩ thành công.
1. Sâu răng là gì?
Sâu răng là một bệnh phá hoại cấu trúc của răng. Nếu không được chữa trị, bệnh này có thể dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng, kể cả tử vong đối với những ca nặng. Ngày nay, bệnh sâu răng vẫn là một trong những bệnh thường gặp nhất trên khắp thế giới, kể cả đối với trẻ sơ sinh.
Vì sâu răng thường không gây đau nhức trong giai đoạn đầu, nên mọi người thường khó nhận ra. Thế nên các cuộc hẹn khám răng định kỳ tại nha khoa có thể giúp bạn phát hiện sâu răng sớm.
Bệnh sâu răng do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra. Các vi khuẩn này gây tổn thương cho răng trong môi trường có các carbohydrate lên men được, ví dụ như các loại đường sucrose, fructose, and glucose. (Theo Wikipedia)
2. Nguyên nhân khiến bé bị sâu răng
Vi khuẩn tạo thành một lớp màng dính được gọi là mảng bám. Các axit trong mảng bám hủy khoáng trên men răng của bạn. Từ đó gây ra các lỗ nhỏ trên men răng. Một khi tổn thương do axit lan vào lớp ngà răng bên dưới men răng, một lỗ sâu răng sẽ hình thành.
2.1. Một số nguyên nhân phổ biến gây sâu răng ở trẻ
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không thường xuyên: Một số bé chỉ đánh răng 1 lần/ngày hoặc thậm chí không vệ sinh răng miệng. Trẻ em không thể tự đánh răng đến năm 6 tuổi. Thế nên, người lớn cần đánh răng và dùng chỉ nha khoa cho trẻ hoặc giám sát cẩn thận đến khi trẻ có thể tự thực hiện thuần thục. Ngoài ra, cũng nên chọn loại kem đánh răng, bàn chải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
- Cách nuôi dưỡng, chăm sóc bé từ khi nằm trong bụng mẹ và các giai đoạn đầu đời (sơ sinh).
- Trẻ thích ăn thực phẩm nhiều đường.
2.2. Một số triệu chứng
- Một lỗ sâu có thể nhận thấy bằng mắt.
- Vết ố đen hoặc trắng trên răng.
- Quấy khóc.
- Răng nhạy cảm khi sử dụng các thực phẩm nóng hoặc lạnh:
- Sưng nướu.
- Không muốn hay tránh né việc ăn uống.
3. Cách điều trị khi bé bị sâu răng
3.1. Bôi Vecni Fluor
Fluor là gì?
Fluor được sử dụng với một lượng nhỏ để có thể ức chế quá trình khử khoáng và thúc đẩy quá trình tái khoáng của men răng. Tác dụng bảo vệ của Vecni Fluor được duy trì bằng cách tạo ra một vùng chứa và giải phóng Florua khi cần thiết. Sau khi phủ Vecni Fluor, một lớp bao phủ Canxi Florua được hình thành trên răng.
Vecni được sử dụng một cách có kiểm soát lên một khu vực cụ thể. Sau đó Vecni Fluor sẽ bám vào bề mặt răng sau khi khô. So với các hình thức ứng dụng khác, phương pháp này ít nguy cơ trẻ bị nuốt phải hơn.
Tác dụng của Fluor:
Giúp điều trị trong trường hợp bé bị sâu răng. Đặc biệt ở những trẻ khó hợp tác, vệ sinh răng miệng kém.
Fluor thường được chỉ định cho các bé có tình trạng:
- Sâu răng sữa sớm
- Chế độ ăn nhiều đường
- Các bé có nguy cơ sâu răng do khả năng vệ sinh răng miệng kém, đeo khí cụ chỉnh nha
Chống chỉ định:
- Chống chỉ định tuyệt đối:
- Bệnh nhân dị ứng với fluor.
- Có vết loét trợt niêm mạc, hoặc có tiền sử dị ứng với colophony (Rosin hay nhựa thông – thường có trong thành phần của mỹ phẩm, chất kết dính, thuốc hoặc kẹo cao su).
- Chống chỉ định tương đối: Bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc có phản ứng chéo với fluor như chlorhexidine.
- Răng trẻ có biểu hiện dư thừa đối với fluor.
- Không sử dụng fluor liên tục dưới 3 tháng/lần.
3.2. Trám bít hố rãnh (sealant):
Vật liệu chính để sealant:
- Glass Ionomer: Vật liệu tự đông cứng.
- Resin: Vật liệu đông cứng bằng cách chiếu đèn.
Vì sao bé bị sâu răng nên sử dụng phương pháp trám răng hố rãnh (sealant)?
- Các bé có các rãnh răng hàm sâu hơn bình thường.
- Các bé có nguy cơ sâu răng cao.
- Các bé có chế độ ăn gồm nhiều thực phẩm chế biến sẵn, bột và đường tinh chế, đồ uống có lượng đường cao.
- Các bé có “nhu cầu đặc biệt” khiến việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống lành mạnh trở nên khó khăn hơn.
3.3. Trám răng sữa:
Sâu răng đã tạo lỗ sâu hoặc phá hủy răng của trẻ mức độ nhẹ – vừa thì có thể điều trị khá đơn giản bằng phương pháp trám răng. Bác Sĩ Răng Trẻ Em sẽ làm sạch phần mô răng bị sâu, và trám lại bằng vật liệu phù hợp.
Thường gặp nhất dùng để trám răng sữa là vật liệu trám nhựa glass ionomer (GC), có khả năng phóng thích fluor chậm giúp chống sâu răng tái phát.
3.4. Làm mão răng:
Trong trường hợp sâu răng phá hủy răng nặng, bác sĩ có thể khuyến nghị bọc mão răng. Mão thép không gỉ làm sẵn là loại rất hay được dùng.
3.5 Lấy tủy răng sữa và lấy tủy buồng:
Nếu sâu răng sữa đã tiến triển gây viêm tủy hoặc lộ tủy răng, mà triệu chứng đau nhức răng xuất hiện trên bé. Điều trị trám răng đơn thuần không thể chữa cho trẻ hết đau và nhiễm trùng.
Tùy mức độ mà tủy răng cần được lấy đi một phần hoặc toàn bộ. Sau đó trám lại phục hồi cho trẻ sử dụng được răng sữa đến lúc thay răng.
3.6. Nhổ răng:
Nếu răng của bé bị hư hỏng nặng hay nhiễm trùng, răng sữa có thể cần được nhổ.
Nha sĩ sau khi nhổ răng sữa sẽ dùng một chất có khả năng duy trì khoảng trống, giúp răng vĩnh viễn mọc đúng cách.
4. Làm cách nào để ngăn ngừa bé bị sâu răng?
4.1. Chế độ ăn uống lành mạnh:
Thực phẩm chứa đường là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sâu răng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nên giảm lượng đường xuống 10% so với tổng lượng calo của một ngày.
Thay vào đó, hãy ăn những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, chất xơ, kích thích tuyến nước bọt hoạt động trong quá trình nhai-nuốt.
- Sữa.
- Phô mai.
- Yogurt.
- Táo.
- Cam.
- Các loại hạt.
- Rau xanh.
4.2. Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách:
- Đánh răng 2 lần/ngày, không đánh răng ngay sau khi ăn mà nên đợi sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Thay đổi bàn chải định kì 3 – 4 tháng/lần.
- Thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để tối ưu hóa việc vệ sinh răng miệng.
- Sử dụng bàn chải lông mềm.
- Lưu ý khi sử dụng nước súc miệng.
Lựa chọn bàn chải cho trẻ:
- Sử dụng bàn chải đầu nhỏ.
- Phần bề mặt lông chải nhấp nhô, gợn sóng.
- Sợi lông chải siêu mềm, mảnh.
Lựa chọn kem đánh răng phù hợp:
Flour:
Đối với trẻ nhỏ đối tượng có thể vô ý nuốt bọt kem đánh răng – thì Flour không phải là một sự lựa chọn tốt vì theo một số nghiên cứu, nuốt nhiều Flour có thể gây hại cho não bộ khi vào trong cơ thể trẻ.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Không nên dùng kem có fluor, nên tập dùng cho trẻ đến khi trẻ có thể ít nuốt kem đánh răng hơn.
- Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi: Nên sử dụng kem đánh răng có lượng fluor dưới 1000ppm và chỉ sử dụng nhỏ như một hạt gạo (kem đánh răng người lớn thường chứa 1500ppm).
SLS:
SLS là chất tạo bọt trong các sản phẩm kem đánh răng, dầu gội,…
Theo một số công trình nghiên cứu, chất này có thể gây lở loét cho bé. Hơn nữa, kem đánh răng nhiều bọt dành cho trẻ nhỏ không có đồng nghĩa với việc tăng khả năng làm sạch.
Tinh dầu:
Tinh dầu là một chất kháng khuẩn, thơm miệng,…
Vấn đề là, hầu hết các loại tinh dầu đều có khả năng kháng khuẩn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thực sự cần xây dựng hệ vi sinh vật trong miệng để ngăn ngừa sâu răng chứ không phải tiêu diệt nó.
5.3. Đến nha khoa định kỳ
Đến nha khoa định kỳ 6 tháng/lần rất quan trọng trong việc phát hiện sâu răng sớm ở trẻ và các bệnh lý về răng miệng. Cũng như giúp bé học được cách giữ gìn vệ sinh răng miệng, tránh sâu răng từ nhỏ.
5.4. Bé bị sâu răng: Sự quan tâm từ những phút giây đầu tiên
- Giai đoạn mới mọc răng sữa: Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối ấm.
- Hạn chế các món nhiều đường trong bữa ăn. Không ngậm các thực phẩm có đường trong thời gian dài, đặc biệt xem xét khi sử dụng cốc sippy (cốc tập uống).
- Khi phát hiện các triệu chứng sâu răng, nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ kịp thời.
5. Cuộc hẹn đầu tiên của bé với nha sĩ
5.1. Những điều bạn nên chuẩn bị sẵn sàng trước khi đưa trẻ đến nha khoa:
- Hãy chắc rằng trẻ thấy vui và hào hứng khi đến nha khoa. Kể cả khi bé chưa hiểu được những gì bạn nói, thì ngôn ngữ cơ thể sẽ biểu thị độ hào hứng của bé.
- Sẵn sàng cho những phản ứng có thể xảy ra của bé. Tốt nhất nên đem theo những món đồ chơi quen thuộc. Ở nha khoa Eden, chúng tôi luôn sẵn lòng chuẩn bị những chú thú bông dễ thương để trẻ không cảm thấy sợ hãi.
- Thảo luận trước với nha sĩ về tiến trình khám răng để chuẩn bị tâm lý cho cả phụ huynh và trẻ.
5.2. Nha sĩ sẽ làm gì trong buổi hẹn đầu tiên?
- Một buổi thăm khám trung bình kéo dài tầm 30 phút: Nha sĩ sẽ kiểm tra răng, nướu, hàm, mô miệng và khớp cắn của trẻ để đảm bảo răng đang hình thành đúng vị trí.
- Sau đó, nha sĩ sẽ cẩn thận đánh bóng răng của bé. Đồng thời loại bỏ mọi mảng bám dọc theo nướu (nếu bé hợp tác tốt).
- Nha sĩ sẽ chụp X-quang để phát hiện lỗ sâu răng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cũng như để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến bệnh lý răng miệng khác.
- Cuối cùng, nha sĩ sẽ tư vấn các mẹo và kỹ năng vệ sinh răng miệng cho trẻ.
- Nếu trẻ quá hiếu động trong lần khám đầu tiên: Phụ huynh có thể sắp xếp để trẻ đến khám lại sau 2 – 3 tháng, giúp bé sớm quen thuộc với nha sĩ.
Sâu răng đối với trẻ nhỏ là môt bệnh về răng miệng phổ biến. Tuy nhiên, nó cũng có thể được phòng ngừa từ sớm nhờ các biện pháp có thể thực hiện tại nhà qua sự giám sát của phụ huynh. Theo đó là các lần khám định kỳ tại nha khoa cũng giúp ngăn chặn và điều trị sâu răng ở bé một cách hiệu quả. Hàm răng của trẻ cần sự quan tâm từ những phút giây đầu tiên để phát triển thật khỏe mạnh và an toàn.