5/5 - (2 bình chọn)

Niềng răng có thể nói đang là một xu hướng làm đẹp hiện đại của giới trẻ. Tuy nhiên phương pháp này cũng phù hợp cho trẻ em và kể cả người lớn tuổi. Niềng răng hay điều trị chỉnh nha giúp mang lại một khuôn mặt cân xứng, điều trị các chứng hô, móm bẩm sinh nhờ sự di chuyển răng trong xương hàm. Vì vậy nó khá an toàn, bảo vệ sự sống của răng lâu dài và cải thiện cả khớp cắn – sức khỏe, chứ không chỉ mang đến nụ cười hoàn hảo cho bạn.

Nhưng điều mà nhiều người thắc mắc và lo lắng là về vấn đề “liệu có đau không khi niềng răng”. Nha khoa EDEN sẽ giải đáp thắc mắc này ngay cho bạn.

 

niềng răng có đau không
Răng sẽ dịch chuyển về vị trí tốt hơn bởi sự kết hợp giữa mắc cài và lực kéo đẩy của dây cung. Ảnh: internet

Có rất nhiều bài viết cũng như những chia sẻ về cơn đau “dữ dội” khi chỉnh nha. Nhưng, sự mô tả này chỉ dành cho các phương pháp chỉnh nha trước đây; khi mà vật liệu thiết bị còn thô sơ, kiến thức – kỹ thuật còn hạn chế.

Hiện nay, chỉnh nha có thể nói là điều trị khá phổ biến. Kỹ thuật và trang thiết bị của các phòng khám chuyên sâu niềng răng cũng đã hiện đại hơn rất nhiều, nên cơn đau không còn được miêu tả bằng hai từ “dữ dội” hay “kinh khủng” nữa.

Theo các bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha thì cơn đau mà bạn phải chịu khi niềng răng có thể chỉ là sự căng tức hoặc ê ẩm và thường chỉ kéo dài trong 1-2 tuần đầu – khi mà xương hàm bạn chưa quen với điều đó.

Cơn đau của bạn trong quá trình chỉnh nha hay như giới trẻ hiện nay hay gọi là “tuổi thanh xuân” sẽ nhiều hay ít còn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

Phương pháp niềng răng mà bạn chọn

Niềng răng có đau hay không sẽ phụ thuộc khá nhiều vào phương pháp bạn chọn.

Với kỹ thuật nha khoa tân tiến hiện nay thì chỉ riêng đối với việc chỉnh nha, đã có hẳn 5 phương pháp để lựa chọn:

  1. Niềng răng mắc cài kim loại.
  2. Niềng răng mắc cài sứ.
  3. Niềng răng mắc cài mặt lưỡi (mặt phía trong của răng).
  4. Niềng răng mắc cài tự buộc.
  5. Niềng răng trong suốt (invisalign).

Tuy nhiên, để nói về cơn đau khi niềng răng thì nó được chia làm 2 dạng cơ bản:

Niềng răng mắc cài

niềng răng có đau không
Niềng răng mắc cài là phương pháp phổ biến vì tính đa dạng của nó. Ảnh: internet

Hầu hết các phương pháp niềng răng bằng mắc cài đều sẽ đau, nhưng hoàn toàn có thể chịu được.

Để thực hiện, bác sĩ sẽ gắn cố định mắc cài vào răng bằng keo và lắp thêm dây cung kim loại để tạo lực kéo cho răng về đúng vị trí cùng với sự hỗ trợ của dây thun hay lò xò,..

Do mắc cài được gắn cố định nên thường hay xuất hiện các vết loét môi, má hay áp tơ… gây khó chịu và đau khi ăn uống.

Trong vòng vài giờ, bạn sẽ bắt đầu bị đau và cảm thấy nhức ở răng và nướu. Đừng quá lo lắng, sự khó chịu này cũng sẽ dần biến mất khi cơ thể bạn bắt đầu thích ứng tốt với nó.

Dù có thể sẽ gây đau nhưng các phương pháp này khá phổ biến do giá thành ở mức trung bình 20.000.000đ – 60.000.000đ và có thể điều trị được các ca nặng.

Bên cạnh đó, nhiều nha khoa có chương trình niềng răng trả góp rất phù hợp cho học sinh và sinh viên.

Mắc cài mặt lưỡi ít phổ biến hơn vì giá thành cao gần với niềng răng invisalign, nhưng cảm giác không mấy dễ chịu khi đeo.

Niềng răng trong suốt

niềng răng trong suốt
Chỉnh nha bằng máng trong sẽ mang lại tính thẩm mỹ ngay cả khi bạn đang đeo máng. Ảnh: internet

Invisalign gồm một hệ thống máng nhựa trong suốt (khay niềng trong suốt) được thiết kế riêng cho mỗi người sau khi đã thực hiện một số bước như: chụp hình trong miệng, ngoài mặt, chụp X-quang, lấy dấu sơ khởi nghiên cứu và quan trọng nhất là lấy mẫu quét 3D hai hàm.

Loại này hoàn toàn có thể tự tháo lắp và có thể nói là “niềng như không niềng”.

Bạn chỉ có thể cảm thấy một xíu căng tức nhẹ khi mới đeo nhưng sẽ quen dần theo thời gian do được sử dụng công nghệ SmartStage và SmartForce – đảm bảo răng di chuyển nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.

Tuy nhiên, nó không được áp dụng cho các trường hợp phức tạp và thời gian điều trị cũng sẽ lâu hơn.

Ngoài ra, phương pháp này có giá khá “chát” giao động khoảng 35.000.000đ – 145.000.000đ do nó là một trong những kỹ thuật nha khoa tiên tiến nhất hiện nay.

Trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ

niềng răng
Ảnh minh họa: internet

Niềng răng đau hay không cũng chịu sự ảnh hưởng bởi trình độ của nha sĩ.

Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm luôn sẽ canh lực kéo của dây cung sao cho nhẹ nhàng và phù hợp nhất ngay lần niềng đầu tiên. Bạn sẽ không cảm thấy quá khó chịu và có đủ thời gian để quen dần với điều đó.

Tuy nhiên, nếu bạn vì chỉ chú tâm vào giá rẻ mà chọn phải nha khoa không uy tín, trang thiết bị còn lạc hậu và bác sĩ không đủ trình độ chuyên môn thì cơn đau đớn chỉ là một điều nhỏ trong những thứ kinh khủng hơn bạn có thể sẽ gặp phải.

Vì vậy, bạn tốt nhất hãy chọn những nơi có nhiều khách hàng đánh giá thực tế tích cực về dịch vụ niềng răng.

Tính chất xương hàm của bạn

Có thể chúng ta không hề biết nền xương răng của mình là mạnh hay yếu. Nhưng khi bắt đầu thực hiện chỉnh nha, nó sẽ biểu hiện rõ rệt hơn bao giờ hết.

Tính chất xương hàm tốt

Lúc này, bạn sẽ không cảm thấy nhiều đau đớn khi răng phải chịu tác động trực tiếp từ lực kéo của dây cung khi chỉnh nha.

Tính chất xương hàm không tốt

Do tính chất xương của bạn không được chắc khỏe, nên chúng sẽ không thích ứng kịp với lực kéo và sẽ gây cho bạn cảm giác khó chịu hơn so với người có nền xương tốt.

Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề quá quan trọng. Vì hầu hết sự căng tức hay ê buốt này đều sẽ khỏi sau khoảng thời gian ngắn.

Niềng răng đau nhất ở giai đoạn nào?

quy trình niềng răng
Quy trình niềng răng (ảnh minh họa)

Trên thực tế, trước khi niềng răng mắc cài; bạn có thể sẽ trải qua nhiều giai đoạn.

Quy trình cơ bản của niềng răng mắc cài: Thăm khám – chẩn đoán bệnh – điều trị tổng quát – đặt thun tách kẽ – nhổ răng (nếu cần) – gắn dây cung, mắc cài – siết dây cung – đeo hàm duy trì.

Vậy đau nhất là ở giai đoạn nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Thăm khám – chẩn đoán bệnh

Đây là bước đầu tiên khá là thoải mái và “vô tư” vì nha sĩ sẽ chỉ thăm khám, chụp ảnh răng trong miệng và các góc ngoài mặt, chụp X-quang chính diện và sọ nghiêng để xem xét tình trạng cũng như mức độ lệch của răng.

Bước này tất nhiên không cần phải lo lắng vì không có gì đau đớn cả.

Điều trị tổng quát

Đây là giai đoạn có thể nói vui một chút là “tùy duyên”. Nghĩa là nếu tình trạng răng bạn khỏe mạnh thì sẽ “lướt” qua bước điều trị một cách nhẹ nhàng hoặc thậm chí là không cần phải thực hiện.

Còn nếu như răng bạn mắc một số vấn đề và cần phải được điều trị thì có thể sẽ trải qua:

Những điều trị này có thể gây ra cảm giác ê buốt và đau nhức.

Vì vậy, nếu bạn đang có kế hoạch niềng răng trong tương lai thì hãy nhớ chăm sóc răng kỹ lưỡng, cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ để “thong thả” bước qua giai đoạn này nhé.

Đặt thun tách kẽ

Nghĩa là nha sĩ sẽ đặt một loại dây thun (dây chun) chuyên dụng có độ dày khoảng 1-2mm vào trong các kẽ răng cần chuẩn bị để gắn 1 khí cụ gọi là khâu.

Bạn sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhói và sẽ hơi khó khăn một chút khi nhai vì thức ăn rất dễ mắc kẹt vào các vị trí đã đặt thun. Cơn đau sẽ giảm dần sau vài ngày.

Đây có thể là giai đoạn đau nhất ở một số ít bệnh nhân, thường chỉ diễn ra trong 1-2 ngày. Nhưng đối với đa số mọi người thì giai đoạn này không quá khó chịu.

Nhổ răng

Không phải ai niềng răng đều sẽ trải qua giai đoạn này, tùy vào tình trạng răng và kế hoạch điều trị được bác sĩ lập cho bạn. Nhưng nó có thể là một nỗi “ám ảnh” không nhỏ đối với một số người.

Tuy nhiên, với kỹ thuật tân tiến của các bác sĩ kết hợp với dụng cụ y học hiện đại ngày nay, kèm theo một số loại thuốc tê, thuốc giảm đau; việc nhổ răng không còn là nỗi lo nữa.

Nếu có đau thì chỉ là trong lúc bạn được tiêm thuốc tê hoặc một chút đau nhức sau khi nhổ. Nhưng cảm giác này hoàn toàn có thể chịu được nên bạn đừng quá lo lắng.

Đây là giai đoạn khá đau trong quá trình niềng răng với trường hợp cần nhổ răng, nhưng diễn ra ngắn (vài ngày) và kiểm soát được với thuốc giảm đau. Bạn có thể xem thử: Các trường hợp cần nhổ răng khi niềng răng.

Gắn mắc cài, dây cung

răng niềng
Răng sẽ dịch chuyển về vị trí tốt hơn bởi sự kết hợp giữa mắc cài và lực kéo của dây cung. Ảnh: internet

Nha sĩ sẽ gắn mắc cài và dây cung trực tiếp lên răng để tạo lực kéo di chuyển chúng về vị trí mong muốn cho hàm răng đang mọc “lung tung” kia trở nên đều và đẹp hơn.

Mắc cài có thể làm loét vùng má, môi nếu bạn nói chuyện quá nhanh, mở hàm quá to hoặc khi bạn ăn uống không cẩn thận.

Tuy nhiên, cơn ê buốt hay khó chịu sẽ dần biến mất sau vài tuần khi mà các bộ phận trong miệng của bạn đã quen dần với nó.

Đây cũng thường là giai đoạn khá đau và khó chịu trong quá trình niềng răng, nên các bác sĩ sẽ cố gắng dặn dò bạn thực hiện các biện pháp giảm đau như: thuốc, ăn mềm lỏng,…

Siết chặt dây cung (kéo lùi cung răng)

Giai đoạn này, dây cung hoặc lò xo trên răng của bạn sẽ được siết chặt hơn nhằm tạo lực dịch chuyển mạnh và đều lên các răng. Quá trình này răng của bạn di chuyển nhiều, và bạn có thể thấy được qua mỗi ngày. Bác sĩ thường gọi nó là “giai đoạn làm việc”.

Đây có thể nói là khoảng ký ức đau nhất trong nhật ký niềng răng của bạn. Nhưng cũng giống như những giai đoạn khác, cơn đau sẽ dần hết khi răng bạn đã thích ứng kịp với nó. Thời gian có thể là 1 đến vài tuần tùy cơ địa của bạn.

Nha sĩ có thể sẽ kê toa thuốc giảm đau hoặc bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (nên hỏi ý kiến nha sĩ) để cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình này.

Tuy nhiên, công nghệ y học tân tiến hiện nay đã cho ra đời phương pháp niềng răng không mắc cài invisalign,giúp hạn chế hầu hết những cơn đau và khó chịu của bạn trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên bạn cần phải thảo luận với bác sĩ về cách này có phù hợp với tình trạng răng của bạn không.

Tháo niềng và đeo hàm duy trì

hàm duy trì
Hàm duy trì giúp giữ răng ở đúng vị trí trong khoảng thời gian sau niềng. Ảnh: internet

Cảm giác đầu tiên bạn cảm thấy trong bước này được diễn tả trong hai từ “tuyệt vời” hay “hạnh phúc” cũng rất thích hợp. Vì răng bạn đã hoàn toàn trở thành “cực phẩm” so với đa số mọi người.

Tuy nhiên kết quả niềng răng cần được giữ gìn, nhất là những năm đầu, bằng cách bạn phải đeo dụng cụ “hàm duy trì”. Đeo hàm duy trì sẽ được thực hiện sau khi bạn đã tháo niềng – quá trình này rất đơn giản và không gây đau đớn.

Hàm duy trì là một thiết bị dùng trên răng được sản xuất riêng dựa theo kích thước răng của bạn; chúng thường làm bằng cao su hoặc nhựa. Nó giúp giữ răng của bạn ở đúng vị trí trong khi xương và nướu của bạn đang lành lại.

Có thể đeo hàm duy trì và tháo ra bất cứ khi nào bạn muốn. Lưu ý rằng, bạn phải đeo đủ thời gian như khuyến cáo của nha sĩ.

Các cách giảm đau khi niềng răng

Niềng răng có đau hay không còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc răng của bạn.

Một số cách giảm đau tại nhà khi niềng răng:

  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn (nên hỏi ý kiến nha sĩ).
  • Bôi sáp nha khoa.
  • Ngậm nước muối.
  • Sử dụng túi chườm nhiệt (nóng hoặc lạnh).
  • Ăn thức ăn mềm như: súp, cháo, sữa chua.
  • Uống nước lạnh hoặc sinh tố để làm dịu nướu bị viêm.

Kết luận

trẻ em
Hiện nay nhiều trẻ em cũng được các bậc phụ huynh đưa đến nha khoa để thực hiện chỉnh nha. Ảnh: internet

Do sự tiến bộ vượt bậc của y học trong lĩnh vực nha khoa nên việc niềng răng có đau không đã không còn là mối lo ngại quá lớn.

Nó là phương pháp tác động đến răng an toàn, không xâm lấn hay làm tổn thương mô nướu xung quanh răng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi điều trị.

Bên cạnh đó, người lớn dù 30-40 tuổi hay trẻ em đều có thể chỉnh nha được. Điều quan trọng là bạn phải giao phó “tuổi thanh xuân” của mình cho một nơi thực sự uy tín và chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình này không phải là một ký ức quá tồi tệ với bạn.

Đã có nhiều nhận xét tích cực của nhiều người về nha khoa EDEN khi học thực sự trải qua quá trình niềng răng tại đây. Hầu hết họ đều rất hài lòng và nhận được kết quả đôi khi hơn cả mong đợi.

Còn bạn thì sao? Bạn đã tìm được nơi tin tưởng để gửi gắm “tuổi thanh xuân” của mình chưa nào? Nếu được, hãy để chúng tôi viết vào quyển nhật ký niềng răng của bạn những trải nghiệm thật tốt đẹp nhé!

Nên niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt? Xem tại đây


Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Đăng Ký Gói Trải Nghiệm 0Đ