
Nhiều người thắc mắc: Răng khôn là gì? Khi nào răng khôn mọc? Vì sao răng khôn mọc gây đau? Nhổ răng khôn có thực sự cần thiết? Bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về chiếc răng này.

Răng khôn là gì?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là chiếc răng hàm cuối cùng mọc lên trong bộ răng hoàn chỉnh của con người.
32 chiếc răng là số răng đầy đủ ở người trưởng thành. Trong đó sẽ có 4 chiếc răng khôn (2 chiếc hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc đủ cả 4 chiếc răng số 8.
Răng khôn mọc khi nào?
Răng khôn thường trồi qua nướu ở độ tuổi 17-25 tuổi. Cũng có những trường hợp ngoại lệ, trẻ mọc răng số 8 khi mới lên 13 tuổi. Hiện tượng răng khôn mọc sớm đang dần trở nên phổ biến. Trường hợp này, phụ huynh đừng quá lo lắng mà hãy đảm bảo trẻ luôn giữ vệ sinh răng miệng thật tốt và đến nha khoa để thăm khám để xem xét có vấn đề tiềm ẩn nào không.
Vì sao răng khôn hay mọc lệch?
Ngoài giải đáp thắc mắc: “Răng khôn là gì?” Nha khoa EDEN cũng sẽ giúp bạn hiểu thêm về các tác hại có thể gặp khi răng số 8 mọc sai cách. Hãy đọc tiếp nhé.
Tình trạng răng số 8 mọc lệch là vấn đề có thể nói là “muôn thuở”. Không ai có thể chọn được “cách” mà răng số 8 mọc lên. Thay vì mọc thẳng đứng như những chiếc răng khác, răng số 8 lại mọc nghiêng, mọc lệch ra má, mọc ngược, mọc đâm vào răng số 7 gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe răng miệng.
Vì sao răng số 8 mọc lệch

Thực chất, cung hàm của chúng ta thường không đủ chỗ cho cả 32 chiếc răng. Mà răng khôn lại có kích thước khá lớn, khoảng trống còn lại từ răng số 7 đến xương góc hàm thường có kích thước nhỏ hơn chiếc răng này. Nên nhiều khả năng chúng phải mọc “chệch” hướng, mọc kẹt dưới nướu,…
Răng khôn mọc lệch có tác hại gì?

Răng số 8 mọc lệch thường rất dễ mắc các bệnh lý do chúng nằm sâu trong cung hàm, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Thức ăn và vi khuẩn rất dễ tích tụ ở vị trí này, lâu ngày có thể gây ra một số tác hại:
- Sâu răng và nguy cơ lây lan sâu răng sang răng cận kề nó.
- Bệnh nướu răng (hay còn gọi là viêm nướu, bệnh nha chu).
- Viêm quanh thân răng (pericoronitis) – xảy ra khi mảng bám tích tụ gây sưng và nhiễm trùng mô mềm bao quanh răng số 8.
- Viêm mô tế bào – một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở da và mô dưới da. Biểu hiện thường là đau nhức, khó khăn khi há miệng, cứng hàm, má sưng phồng,…
- Áp xe – mủ tích tụ trong thân răng hoặc cổ răng, nằm dưới nướu do nhiễm trùng bởi vi khuẩn.
- U nang trong xương hàm (hiếm gặp) – răng khôn ngầm được bao quanh bởi 1 túi ở trong xương hàm. Túi niêm mạc có thể chứa đầy chất lỏng, tạo thành u nang có thể làm tổn thương xương hàm, răng và dây thần kinh.
Có nên nhổ răng khôn không?
Đây là vấn đề quan trọng nha sĩ cần phải xác định sau khi thăm khám tình trạng răng khôn của bạn. Không phải tất cả các trường hợp nha sĩ đều đề xuất loại bỏ răng số 8. Nhưng nếu răng khôn mọc gây đau đớn, sưng viêm, sâu răng, làm xô lệch hàm,…thì nhổ răng khôn là điều cần thiết.
Trường hợp không được khuyến khích loại bỏ răng số 8
- Răng khôn mọc không ảnh hưởng đến răng kế cận
- Răng khôn không bị dị dạng, cắn khớp với răng đối diện
- Răng khôn có thể được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày
- Răng khôn mọc thẳng, khỏe mạnh bình thường, không gây biến chứng
- Răng khôn mọc thẳng bị lợi trùm: với trường hợp này, thay vì nhổ răng khôn, bạn nên đến nha khoa để cắt lợi trùm
- Răng khôn liên quan mật thiết với một số cấu trúc hàm và thần kinh quan trọng
*Đặc biệt, các bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, thần kinh, bệnh máu khó đông, huyết áp, đái tháo đường,… hoặc phụ nữ đang mang thai, cho con bú cũng tạm thời không nên nhổ răng số 8.
Quy trình nhổ răng khôn

Thăm khám
Quá trình thăm khám răng khôn đòi hỏi phải chi tiết và sử dụng máy móc để chụp phim quanh chóp, toàn cảnh hoặc CT,… tùy vào mức độ phức tạp của răng. Để đánh giá chính xác vị trí răng và mối liên hệ với các cấu trúc xung quanh như: răng kế cận và thần kinh hàm dưới.
Nhổ răng khôn
Sau khi xác định nhổ răng khôn là phương pháp cần thiết. Nha sĩ sẽ “bắt tay” ngay vào thực hiện. Đừng lo lắng quá trình này sẽ gây đau cho bạn. Thực chất nhổ răng khôn sẽ không gây đau đớn do bạn đã được gây tê trước đó.
Nhổ răng khôn được chia làm 2 dạng:
- Nhổ răng khôn
- Tiểu phẫu răng khôn – thường được áp dụng cho trường hợp răng khôn mọc ngầm
Tùy từng trường hợp mà quá trình nhổ răng khôn sẽ khác nhau. Thời gian trung bình cho quy trình nhổ răng khôn thường là 15-20 phút. Có thể lâu hơn nếu mức độ phức tạp của răng khôn cao hơn. Tiếp đến là hướng dẫn bạn cách chăm sóc trong quá trình phục hồi.
Hoàn thành
Sau khi loại bỏ thành công răng số 8, nha sĩ sẽ làm sạch và “dọn dẹp” mọi mảnh vụn còn sót lại. Sau đó, vết thương sẽ được khâu lại (nếu cần thiết).
Tiếp đến, nha sĩ sẽ đắp gạc lên vị trí vừa điều trị xong, cho bạn cắn lại để giúp cầm máu và hỗ trợ hình thành cục máu đông.
Nhổ răng khôn ở đâu là an toàn và chất lượng?

Nhổ răng khôn nếu không kỹ có thể để lại các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Có thể máu sẽ chảy không ngừng hoặc xuất hiện tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Do vậy, bạn cần lựa chọn một địa chỉ nhổ răng uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.
Nếu bạn vẫn đang loay hoay không biết chọn nơi nào, nha khoa EDEN tự tin là nơi sẽ làm hài lòng bạn với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, tốt nghiệp hệ chính quy từ các trường ĐH Y Dược tốt nhất tại Việt Nam.
Bên cạnh đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi còn trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn – là trợ thủ đắc lực của bác sĩ nhằm phân tích, đánh giá chính xác tình trạng răng miệng của bạn.
Ngoài ra, chúng tôi luôn luôn yêu cầu khắt khe về vô trùng dụng cụ dù là case đơn giản nhất. Để đảm bảo an toàn cho từng bệnh nhân và giúp quá trình lành thương sau nhổ răng diễn biến tốt.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Răng khôn là gì?”. Để biết thêm về tình trạng răng khôn của bạn, hãy nhấn vào khung chat dưới góc phải màn hình để được tư vấn là lên lịch thăm khám ngay nhé. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0909.979.043.
Nguồn tham khảo: Nhs.uk