Sâu răng là bệnh dạng bệnh lý răng miệng vô cùng phổ biến. Đặc biệt là tình trạng sâu răng cửa. Ngoài gây đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nó còn làm người bệnh mất sự tự tin trong giao tiếp bởi những vết ố đen trên răng. Hoặc thậm chí là gãy hoặc mẻ răng.

sâu răng cửa
Răng cửa bị sâu sẽ làm mất đi vẻ đẹp của nụ cười. Ảnh: internet

10 Nguyên nhân gây sâu răng cửa

Chúng ta thường thấy sâu răng hay xuất hiện trên các trũng rãnh của răng hàm và răng tiền hàm. Bề mặt không bằng phẳng của các răng này giúp chúng ta nghiền nát thức ăn một cách dễ dàng. Nhưng cũng là nơi tuyệt vời để mảnh vụn thức ăn bám vào do những vị trí này thường khó làm sạch được tốt khi chải răng. Lâu ngày vi khuẩn sẽ tích tụ và gây sâu răng.

Răng cửa đặc biệt sẽ dễ dàng quan sát và vệ sinh được sạch sẽ hơn khi chải răng và dùng chỉ nha khoa. Điều này giúp chúng ta ít bị sâu răng cửa hơn. Nhưng không vì vậy mà nó không xảy ra. Cùng xem một số nguyên nhân gây sâu răng của dưới đây nhé.

Vệ sinh răng miệng không tốt, không thường xuyên

Đúng là răng cửa có thể dễ dàng làm sạch. Nhưng nếu bạn không chải răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày, thì sâu răng hoàn toàn có thể xảy ra ở răng cửa khi mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn tích tụ trong một khoảng thời gian nhất định.

Đặc biệt là các mặt sau của răng cửa – nơi mà nhiều người rất hay bỏ sót khi chải răng. Và một số người không có thói quen dùng chỉ nha khoa. Nên tình trạng sâu kẽ răng cửa vẫn thường xảy ra.

Chế độ ăn uống

Thói quen ăn uống lạm dụng đồ ngọt, thực phẩm có tính axit; ăn vặt quá thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng.

Không cạo vôi răng định kỳ

cạo vôi răng có đau không
Vôi răng để lâu ngày. Ảnh thực tế tại nha khoa EDEN

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy một lớp cặn có màu vàng nâu ở mặt sau của răng hàm dưới (xuất hiện ở cả răng hàm trên, nhưng bạn sẽ dễ quan sát hơn ở hàm dưới) nếu không làm sạch răng định kỳ. Đó thực chất là một lớp calcium tích tụ có tên gọi là vôi răng. 

Thực chất vôi răng có thể bám ở cả mặt trước của răng, đặc biệt ở gần đường viền nướu và cả dưới nướu (thường được nhận biết khi bác sĩ thăm khám vùng khe nướu bằng dụng cụ chuyên dụng). Nếu không được loại bỏ, nó trở thành nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển, và gây ra một số tác hại:

  • Sâu răng
  • Viêm nướu
  • Tụt nướu
  • Hôi miệng
  • Viêm nha chu
  • Tiêu xương ổ xung quanh răng gây ra tình trạng răng lung lay số lượng lớn…

Các nguyên nhân khác

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng sâu răng cửa:

    1. Không bổ sung đủ lượng fluor.
    2. Bị khô miệng.
    3. Cơ thể bị thiếu nước: miệng sẽ bị khô do giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng.
    4. Người lớn tuổi (giảm tiết nước bọt, tụt nướu, vệ sinh răng miệng kém hiệu quả,… là những điều thường xảy ra ở người lớn tuổi. Điều này làm tăng nguy cơ bị sâu răng).
    5. Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như biếng ăn và chứng cuồng ăn.
    6. Bệnh trào ngược axit, axit có thể trào ngược từ dạ dày lên miệng và làm mòn men răng của bạn.
    7. Trẻ sơ sinh thường xuyên được cha mẹ cho bú bình trước khi ngủ: lượng đường có trong sữa sẽ lưu lại trên răng hàng giờ khi trẻ ngủ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng.

Dấu hiệu nhận biết

Sâu răng ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Khi nó bắt đầu phát triển sang một giai đoạn mới, bạn sẽ dễ dàng nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Đau, nhức răng tự phát hoặc khi ăn nhai
  • Xuất hiện vết ố đen trên răng cửa; răng ngả màu vàng, nâu trông vô cùng mất thẩm mỹ
  • Chảy máu khi chải răng
  • Ê buốt răng khi ăn, uống thực phẩm nóng hoặc lạnh
  • Răng cửa bị mẻ, vỡ hoặc gãy

Cách nhận biết sâu răng sớm

Răng cửa mặc dù có thể dễ dàng nhìn thấy hơn. Nhưng đôi khi sâu răng bắt đầu phát triển từ mặt trong của răng cửa. Khiến bạn không thể nhận biết được đến khi nó gây đau nhức, ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật.

Tuy nhiên, nếu bạn luôn thăm khám nha khoa định kỳ. Nha sĩ hoàn toàn có thể phát hiện được sâu răng cửa trong giai đoạn khởi phát. Và giúp bạn điều trị trước khi sâu răng gây mất thẩm mỹ cho nụ cười của bạn.

Tác hại của sâu răng

Sâu răng cửa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số hệ luy sau:

Gây đau nhức

Đau nhức răng là tác hại đặc biệt khó chịu khi bị sâu răng. Nó làm bạn không ăn, không uống. Thậm chí bỏ cả công việc; chế độ sinh hoạt hằng ngày bị xáo trộn. Nếu cơn đau xuất hiện ngay những ngày nghỉ, ngày vui chơi bên gia đình, bạn bè. Thì nó sẽ làm mất đi khoảng thời gian quý báu này của bạn.

Sâu răng cửa gây mất thẩm mỹ

sâu răng cửa
Răng cửa bị sâu sẽ ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của khuôn mặt. Ảnh: internet

Răng cửa là trung tâm của hàm răng, có thể dễ dàng nhìn thấy khi bạn cười, nói. Cũng chính vì vậy, khi sâu răng gây mẻ, vỡ hoặc làm răng cửa bị đổi màu. Sẽ làm xấu đi nụ cười của bạn. Trông không được sạch sẽ, làm bạn mất tự tin trong giao tiếp, công việc.

Nguy cơ gây viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu và mất răng

Sâu răng khi không được điều trị kịp thời, sẽ ăn sâu vào xuống tủy răng gây viêm hoặc chết tủy. Nếu bệnh nặng đến mức không thể điều trị tủy thành công. Thì hậu quả là bạn phải nhổ bỏ chiếc răng này. Việc trồng lại răng giả sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của bạn.

Viêm nướu và viêm nha chu (do viêm nướu tiến triển) là các bệnh lý của phần nướu (lợi) xung quanh răng. Có thể xảy ra khi sâu răng diễn tiến, vi khuẩn lây lan sang nướu gây viêm, nhiễm trùng. Thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng, như nhiễm trùng xâm nhập vào máu hoặc nhiễm trùng huyết.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể

Miệng là nơi bắt đầu của hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, sức khỏe răng miệng có vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn thân.

“Vi khuẩn từ miệng như các ổ nhiễm trùng từ lợi di chuyển vào phổi gây ra các bệnh viêm phế quản cấp tính; nhiễm trùng và viêm phổi.” – Theo benhvien108.vn

Ngoài ra, sâu răng cửa có thể gây đau nhức, cản trở chế độ ăn uống của bạn. Chế độ sinh hoạt bị đảo lộn cộng với việc bỏ bữa ăn, không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhiều khả năng sẽ kéo theo các căn bệnh liên quan đến bao tử và các bộ phận khác của cơ thể.

Cách điều trị sâu răng cửa

Điều trị sâu răng cửa thường cũng giống như các răng khác. Tùy vào mức độ sâu răng mà nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp, chẳng hạn như:

  • Trám răng thẩm mỹ: đây là phương pháp điều trị sâu răng phổ biến giúp tái tạo lại hình dáng và chức năng của răng. Sự khác biệt khi trám răng cửa là cần đề cao yếu tố thẩm mỹ, làm sao cho vết trám không “lộ” ra. Vật liệu trám thường là sứ hoặc composite vì nó có màu sắc tương tự như răng thật.
trám răng thẩm mỹ răng cửa bằng composite
Trám răng thẩm mỹ răng cửa bằng composite
  • Mão răng (bọc răng sứ): sâu răng cửa nếu diễn tiến ở mức độ nặng hơn, làm mất nhiều mô răng thật; gây viêm hoặc chết tủy. Thì bọc răng sứ là điều trị phù hợp để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và khôi phục khả năng ăn nhai.

    răng sứ vùng răng cửa
    Làm răng sứ vùng răng cửa giúp cải thiện thẩm mỹ. Ảnh: Nha khoa EDEN
  • Nhổ răng và trồng răng giả: đây là chỉ định cuối cùng của nha sĩ dành cho chiếc răng cửa bị sâu nặng đến mức không thể cứu sống được. Sau khi loại bỏ chiếc răng này, họ sẽ trồng lại một răng mới bằng phương pháp cầu răng sứ hoặc trồng răng implant.

Lưu ý đặc biệt

Vật liệu trám hoặc mão răng sứ mặc dù vẫn có thể bị đổi màu theo thời gian. Riêng đối với răng sứ thì sự đổi màu rất ít, rất khó để nhận biết. Trong khi răng thật rất dễ bị ố vàng do tuổi tác, thói quen ăn uống. Vì vậy, răng cửa sau khi trám một khoảng thời gian có thể bị đổi màu, sứt mẻ. Lúc này, bạn cần đến nha khoa để thay miếng trám mới hoặc thực hiện mão sứ.

Ngoài ra, nếu bạn có ý định tẩy trắng răng, hãy thảo luận trước với nha sĩ để đảm bảo răng sứ hoặc vật liệu trám có tông màu hài hòa với những chiếc răng bên cạnh nó. Vì các phương pháp tẩy trắng chỉ áp dụng được trên răng thật, không có tác dụng đối với vật liệu trám và răng sứ.

tẩy trắng răng không tác dụng trên vật liệu trám
Tẩy trắng răng sẽ không có tác dụng trên vật liệu trám

Phòng ngừa

Một tin tốt cho bạn là sâu răng có thể ngăn ngừa được bằng một số cách sau:

  • Chải răng nhẹ nhàng, đều đặn 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluor. Thay bàn chải 3 tháng/lần.
  • Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn vặt, uống nhiều nước, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Khám răng định kỳ ít nhất 2 lần/năm.

Kết luận

Đừng để sâu răng cửa ảnh hưởng đến cuộc sống và vẻ đẹp của nụ cười bạn. Nếu phát hiện có bất kỳ vấn đề nào bất thường ở chiếc răng “mặt tiền” này hoặc bất kỳ chiếc răng nào khác. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số điện thoại: 0909.979.043 hoặc nhấn vào khung chat bên dưới để được hỗ trợ tư vấn ngay nhé.

 

– Nguồn tham khảo: Dentalhealthsociety.com


Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Đăng Ký Gói Trải Nghiệm 0Đ