Thực chất không có “con sâu răng” như nhiều người hay nói. Mà răng chúng ta bị phá hủy bởi một loại vi khuẩn có tên “Streptococcus mutans”. Nó luôn hiện diện sẵn trong miệng, chờ cơ hội để tiếp cận những chiếc răng của bạn. Vậy, sâu răng là gì? Triệu chứng như thế nào? Nha khoa EDEN sẽ giải đáp ngay cho bạn.

sâu răng là gì
Sâu răng là quá trình mà vi khuẩn tiếp xúc, tấn công cấu trúc răng, gây ra những tổn thương cho răng. Ảnh: internet

Sâu răng là gì?

Sâu răng là một dạng bệnh lý răng miệng, xảy ra khi răng bạn bị thủng một lỗ ở bất kỳ vị trí nào trên các mặt của răng.

Khi không được điều trị, sâu răng sẽ diễn tiến sang một mức độ khác nặng hơn, gây đau nhức dữ dội. Thậm chí có thể dẫn tới mất răng và gây nhiễm trùng lây lan sang các răng lân cận.

Tuy nhiên, đây là một dạng bệnh lý không quá nguy hiểm. Bạn hoàn toàn có thể tự cải thiện tình trạng sâu răng nếu phát hiện kịp thời.

Các giai đoạn của sâu răng

Ở giai đoạn đầu, sâu răng rất khó phát hiện. Chỉ đến khi nó thực sự đã ăn sâu vào các lớp bên trong, trước khi phá hủy lớp men răng cứng chắc bên ngoài. Bạn mới thực sự nhận ra “ồ! mình đã bị sâu răng”.

Khi sâu răng ăn sâu hơn vào trong ngà răng. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy nhức răng, đau đầu,… và một số triệu chứng khác.

Loại vi khuẩn gây hại cho răng cũng tựa như một mũi khoan vậy. Nó sẽ không ngừng xoáy sâu vào các lớp bên trong răng của bạn cho đến khi bạn “ra tay trừng trị” với nó.

các giai đoạn của sâu răng
Minh họa các giai đoạn của sâu răng. (Ảnh: healthdirect)

Nguyên nhân

Sâu răng hình thành chủ yếu do mảng bám vi khuẩn, một lớp màng bám dính trên bề mặt răng. Nó là sự kết hợp của:

  • Nước bọt
  • Vi khuẩn
  • Axit
  • Mảnh vụn thức ăn

Thực ra, vi khuẩn luôn có sẵn trong miệng. Sau khi bạn ăn hoặc uống thực phẩm có đường, vi khuẩn này sẽ chuyển hóa đường thành axit. Tạo điều kiện cho mảng bám hình thành.

Vì vậy, không vệ sinh răng miệng sau khi ăn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sâu răng. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ bị sâu răng, như:

Ăn vặt quá nhiều lần trong ngày

Các chuyên gia khuyến khích chỉ nên chải răng 2-3 lần/ ngày. Việc bạn ăn vặt, hay ăn những thực phẩm có nhiều đường trong một ngày, sẽ gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào gây sâu răng.

Không bổ sung đủ lượng fluor

Fluor đóng vai trò rất quan trọng trong sức khỏe răng miệng. Với chỉ 1 hàm lượng rất nhỏ ví dụ trong nước uống, fluor giúp men răng trở nên có sức kháng cự cao đối với sâu răng.

“Khi lượng fluor trong nước dưới 0,5mg/l thì thường xảy ra các biểu hiện thiếu fluor, đặc biệt là sâu răng.” – Theo tuoitre.vn

Vì vậy, trong những lần khám răng định kỳ, nha sĩ có thể giúp bạn bổ sung fluor giúp ngừa sâu răng vô cùng hiệu quả. Có thể thực hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn.

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Chải răng quá nhanh, hay chải răng quá mạnh, chải quá nhiều lần trong ngày đều sẽ gây hại cho răng của bạn.

Ngoài ra, nếu bạn không dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, hững thức ăn mắc kẹt trong các kẽ răng không được lấy ra cũng sẽ trở thành nguy cơ gây sâu răng cho bạn.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích bạn nên chải răng 2-3 lần/ ngày. Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng.

Chải răng đúng cách là như thế nào? Xem ngay tại đây.

Bị khô miệng

Có thể bạn chưa biết, nước bọt có thể giúp ngăn ngừa sâu răng. Vì vậy, khi miệng bạn bị khô (hay còn gọi là giảm tiết nước bọt) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và mảng bám tích tụ.

Bệnh trào ngược axit

Người mắc bệnh này thường hay bị nôn mửa. Các axit trong dạ dày có thể từ đó mà trào lên miệng, bám vào răng và gây mòn men răng. Làm cho răng trở nên yếu hơn, gia tăng nguy cơ bị sâu răng.

Răng khấp khểnh, chen chúc răng

răng mọc không đều
Răng mọc không đều ngoài tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ, còn gây mất tự tin trong cuộc sống. Ảnh: internet

Răng không đều sẽ gây cản trở rất nhiều cho hiệu quả của việc vệ sinh răng miệng. Do đó, người có nhiều răng hơn bình thường, hay răng mọc chen chúc nhau thường có nguy cơ cao bị sâu răng.

Triệu chứng của sâu răng

Tùy vào mức độ của sâu răng, mà sẽ có các triệu chứng khác nhau, bao gồm:

  • Đau răng tự phát (đau không rõ nguyên do)
  • Ê buốt răng, đặc biệt khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh của thức ăn hoặc nước uống
  • Xuất hiện các đốm trắng hoặc đốm nâu trên bề mặt răng
  • Cảm thấy đau hoặc nhói răng khi nhai
  • Xuất hiện một lỗ trên răng của bạn

Cần khám nha sĩ khi nào

Bất cứ khi nào bạn phát hiện một lỗ thủng trên răng, hãy thăm khám nha sĩ ngay lập tức. Răng không thể tự chữa lành, nên nếu càng để lâu, chắc chắn căn bệnh này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan sát răng mỗi ngày. Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày, thăm khám nha khoa định kỳ ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào. Vì sâu răng ở giai đoạn khởi phát hầu như không gây đau đớn và rất khó để nhận biết.

Biến chứng của sâu răng

Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể dẫn tới các biến chứng:

  • Đau răng dữ dội
  • Đau đầu, lan đến tai
  • Hình thành mủ và lỗ dò mủ
  • Áp xe răng – nhiễm trùng xung quanh răng
  • Gia tăng nguy cơ gãy hoặc sứt mẻ răng

Sâu răng thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu như nhiễm trùng xâm nhập vào máu hoặc nhiễm trùng huyết.

Điều trị sâu răng bằng cách nào?

Sâu răng giai đoạn đầu

Khi sâu răng đang ở giai đoạn khởi phát, tức là chưa hình thành bất kỳ lỗ thủng nào trên răng, bạn có thể dứt điểm căn bệnh này bằng cách:

  • Hạn chế ăn hoặc uống thức ăn có nhiều đường
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày với kem đánh răng có chứa flour

Để chắc chắn hơn, nha sĩ có thể giúp bạn bôi florua hoặc sử dụng flour với các hình thức khác như:

Bôi vecni fluor
Bôi vecni fluor cho răng là một hình thức fluor ngừa sâu răng
  • Nước súc miệng fluor
  • Vecni fluor (Fluoride varnish)
  • Gel fluor
  • Bọt fluor

Điều trị sâu răng có thể mất tới hàng giờ, hoặc có thể chỉ hoàn thành sau 2 lần hẹn. Nhưng ngăn ngừa sâu răng bằng florua tại nha khoa thì chỉ mất vài phút.

Sâu răng đã ăn sâu vào ngà răng, tủy răng

– Đối với các lỗ thủng trên răng, nha sĩ có thể cải thiện, phục hồi lại bằng một số cách:

  • Trám răng: giúp lấp đầy lỗ sâu bằng vật liệu trám: nhựa composite, vàng, sứ, nhựa glass ionomer,…
  • Mão răng: là đặt một chụp răng hay mão răng (tựa như chiếc mũ) lên chiếc răng đã bị hư tổn nhiều, giúp phục hồi lại chức năng và hình dáng của răng.

– Trường hợp sâu răng tiến triển lớn hơn, có nguy cơ gây viêm tủy răng, thì nha sĩ sẽ có biện pháp khác, như:

  • Che tủy răng: sử dụng vật liệu có tính tương hợp sinh học cao, tác dụng như lớp che chở, bảo vệ cho tủy răng. Giúp cứu sống tủy răng chưa bị hư tổn nặng.

– Khi sâu răng diễn tiến sang mức độ nặng hơn, gây viêm tủy răng hoặc làm chết tủy răng. Bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Lấy tủy răng: giúp loại bỏ viêm nhiễm, mô thần kinh, mô mạch máu và bất kỳ vùng nào bị sâu trên răng của bạn. Sau đó, nha sĩ sẽ trám bít ống tủy ở chân răng và trám thân răng. Thậm chí họ có thể đặt một mão răng lên chiếc răng lên đó.

Phòng ngừa

Hãy bảo vệ chiếc răng của bạn ngay cả khi chúng chưa xuất hiện bất kỳ vấn đề nào. Điều này sẽ giúp chất lượng cuộc sống được tốt hơn, công việc hay quá trình sinh hoạt của bạn không bị cản trở bởi những cơn đau nhức do sâu răng gây ra.

Một số cách phòng ngừa sâu răng:

  • Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor
  • Nên bổ sung nước súc miệng 
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Không ăn vặt quá nhiều lần trong ngày
  • Hạn chế những thực phẩm có nhiều đường hoặc có tính axit
  • Cân nhắc thực hiện trám răng phòng ngừa, bổ sung fluor ngừa sâu răng
  • Làm sạch răng định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Đăng Ký Gói Trải Nghiệm 0Đ