5/5 - (1 bình chọn)

Có nhiều cách chữa sâu răng ở trẻ em. Điều đầu tiên là bạn nên cho trẻ đến thăm khám nha khoa ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường trên răng của trẻ. Sau đó, dựa vào tình trạng răng mà nha sĩ sẽ đề xuất các điều trị phù hợp.

cách chữa sâu răng cho trẻ em
Trẻ em bị sâu răng nên được đưa đến nha khoa để thăm khám và điều trị. Ảnh: internet

Chữa sâu răng cho trẻ em – liệu có cần thiết?

Rất nhiều người thắc mắc rằng: “Trẻ bị sâu răng sữa có cần phải điều trị không?”. Câu trả lời là rất cần thiết. Vì sâu răng sữa mặc dù sẽ rụng đi nhưng khi nó bị vi khuẩn gây sâu răng tấn công. Cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và thậm chí gây đau nhức, viêm tủy, áp xe răng…nếu không chữa trị sớm.

Ngoài ra, răng sữa bị sâu răng và mất sớm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến răng vĩnh viễn mọc sau nó. Cụ thể hơn, sâu răng sữa không được điều trị có thể gây lây lan sâu răng cho răng mọc cùng vị trí. Vì răng sữa dù rụng đi, nhưng vi khuẩn gây sâu răng vẫn có thể tồn tại và tiếp tục “công việc” của nó với răng vĩnh viễn của trẻ.

Cách chữa sâu răng cho trẻ em

Có nhiều cách chữa sâu răng cho trẻ em. Con bạn được điều trị phương pháp nào hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ sâu răng và vị trí răng sâu của bé.

Cách chữa sâu răng ở trẻ em: giai đoạn khởi phát (giai đoạn 1)

Bôi vecni fluor
Vecni Fluor giúp điều trị trong trường hợp bé bị sâu răng. Đặc biệt ở những trẻ khó hợp tác, vệ sinh răng miệng kém. Ảnh: internet

Giai đoạn khởi phát là giai đoạn đầu tiên của bệnh sâu răng. Lúc này, răng trẻ chưa bị mẻ hoặc thủng lỗ. Mà có thể chỉ xuất hiện các đốm trắng đục, hoặc vàng ngả ố. Và cũng không gây đau đớn gì cho trẻ. Vì vậy, ít người phát hiện được và điều trị ngay từ giai đoạn này. Trừ những người cho con họ thăm khám nha khoa định kỳ.

Ở giai đoạn 1 của bệnh sâu răng, nha sĩ thường điều trị bằng fluor. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng bông gòn hay bàn chải bôi trực tiếp lên răng.

Điều trị này rất nhanh và đơn giản. Hầu như không gây khó chịu cho bé. Vì vậy, bạn đừng lo lắng con sẽ đau đớn hay khó chịu khi cho bé đến nha khoa nhé.

Lợi ích của việc điều trị sâu răng sớm:

  • Tiết kiệm chi phí
  • Điều trị nhanh chóng, dễ dàng
  • Không cho sâu răng có “cơ hội” gây thủng lỗ hoặc làm mẻ răng
  • Ngăn chặn các cơn đau nhức, ê buốt có thể gặp phải khi sâu răng tiến triển

Cách chữa sâu răng ở trẻ em: giai đoạn sâu ngà răng (giai đoạn 2)

Sâu ngà răng tức là sâu răng đã tấn công đến lớp thứ 2 của răng (lớp ngoài cùng là men răng có chức năng bảo vệ răng). Giai đoạn này, bạn có thể phát hiện sâu răng dễ dàng hơn qua các dấu hiệu:

  • Xuất hiện lỗ sâu trên răng
  • Mô răng có màu nâu hoặc đen
  • Bị chảy máu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Trẻ có thể cảm thấy ê buốt khi ăn kem, uống sữa nóng… (răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh)

Lúc này, nha sĩ thường sẽ điều trị bằng thủ thuật phổ biến đó là trám răng (hàn răng). Sau khi loại bỏ mô răng sâu và làm sạch xoang. Nha sĩ sẽ trám bít lỗ sâu bằng vật liệu trám chuyên dụng cho trẻ em (composite, GIC).

Phương pháp này cũng vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Hầu như không gây đau đớn gì cho bé.

trám răng cửa
Trám răng giúp phục hồi lại những tổn thương cấu trúc răng do sâu răng gây ra. Ảnh: internet

Cách chữa sâu răng ở trẻ em: giai đoạn sâu răng gây viêm tủy (giai đoạn 3)

Khi sâu răng tiến triển sang giai đoạn 3, bạn sẽ nhận thấy những tác hại đáng sợ của nó. Bằng cách thấy trẻ trở nên biếng ăn, trẻ hay than đau nhức răng, ê buốt răng. Những cảm giác này của bé là hậu quả của sự “thờ ơ” của bậc làm cha mẹ đối với bệnh sâu răng sữa.

Ngay khi phát hiện tình trạng trên, bạn hãy hẹn lịch thăm khám nha sĩ càng nhanh càng tốt. Nếu nhận thấy trẻ bị viêm tủy răng có hồi phục. Nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ viêm nhiễm, sau đó sẽ trám bít lỗ sâu. Tái tạo lại vẻ bề ngoài tự nhiên cho trẻ. Phục hồi khả năng ăn nhai và thẩm mỹ. Và giải quyết triệt để tình trạng đau nhức, ê buốt răng.

Cách chữa sâu răng ở trẻ em: giai đoạn sâu răng gây chết tủy (giai đoạn 4)

chụp x-quang răng cho trẻ
Chụp x-quang là thủ thuật cần thiết trước khi tiến hành điều trị tủy răng. Ảnh: internet

Răng bị viêm tủy thường gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu cho bé, chẳng hạn như:

  • Đau nhức răng tự phát, kéo dài.
  • Ê buốt răng khi bé ăn thực phẩm có vị chua, ngọt; thức ăn nóng, lạnh. Cơn đau vẫn tiếp diễn mặc dù bé đã ngừng ăn.

Sâu răng giai đoạn này sẽ tạo ra những ký ức khó quên, ký ức đáng sợ cho trẻ thơ. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến chế độ ăn uống, quá trình sinh hoạt, vui chơi và học tập của bé.

Khi đến điều trị tại nha khoa. Bé sẽ được điều trị tủy răng, tái tạo lại vẻ ngoài của răng bằng phương pháp trám hoặc mão răng.

Tác hại khi răng sữa mất sớm

Có thể bạn sẽ thắc mắc: “Răng sữa bị sâu răng vì sao không nhổ đi luôn để bé thay răng mà lại phải điều trị cho tốn kém”.

Một điều quan trọng bạn nên biết rằng, răng sữa nếu mất sớm có thể gây ra một số tác hại sau:

  • Ảnh hưởng đến phát âm của bé nếu bị mất răng cửa sớm.
  • Khả năng ăn nhai bị kém đi.
  • Trẻ bị mất răng cửa sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nụ cười, có thể bị bạn bè, nhiều người chọc ghẹo làm bé cảm thấy buồn bã, tự ti.
  • Có thể khiến răng vĩnh viễn mọc lệch, lồi sĩ. Răng sữa mất sớm, răng vĩnh viễn chưa “đến lúc” mọc lên. Các răng lân cận có thể “xâm chiếm” khoảng trống này. Kết quả là không còn đủ chỗ cho răng vĩnh viễn ở vị trí mất răng sữa sớm mọc lên một cách “thẳng hàng”. Khiến tổng thể hàm răng của bé không đều đặn.

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

trẻ em sâu răng
Ảnh minh họa sâu răng ở trẻ nhỏ (internet)

Sâu răng xảy ra thường một loại vi khuẩn có tên Streptococcus mutans. Và loại vi khuẩn này sẽ có điều kiện thuận lợi để “tiếp cận” và tấn công răng khi trẻ có thói quen ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt, nước hoa quả… Và không vệ sinh răng miệng đúng cách. Chúng sẽ biến đổi đường và tinh bột có trong thức ăn thành axit, tạo nên mảng bám trên răng. Mảng bám này sẽ ăn mòn răng theo thời gian, và gây sâu răng.

Chính vì vậy, trẻ em cũng cần được chăm sóc răng miệng như người lớn, ngay cả đối với răng sữa. Để giúp bé luôn có nụ cười khỏe và đẹp.

Cách phòng ngừa

trẻ em súc miệng
Tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng ngay từ khi còn nhỏ là một cách phòng sâu răng cho trẻ cực kỳ hiệu quả. Ảnh: internet
  • Chải răng cho bé ngay từ khi bé mọc chiếc răng đầu tiên.
  • Dùng chỉ nha khoa cho bé khi bé mọc 2 chiếc răng gần nhau.
  • Cho trẻ tự ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tập cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày (khi trẻ lên 4 tuổi).
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bé ngay từ khi còn nhỏ.
  • Không nên cho trẻ bú bình trong thời gian dài, đặc biệt không nên cho trẻ bú bình khi ngủ vào ban đêm.
  • Không nên ngậm thìa hay núm vú giả của trẻ trước khi đút trẻ ăn. Việc này có thể khiến vi khuẩn có hại lây lan từ bạn sang trẻ.
  • Lên lịch thăm khám răng định kỳ cho bé mỗi 6 tháng/lần. Hoặc liên hệ ngay với nha sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu khác thường trên răng của bé.
Nên chải răng cho bé từ khi nào?

Chải răng cho bé ngay từ khi mọc chiếc răng đầu tiên.

Bao lâu thì cho bé khám răng 1 lần?

Nên khám răng cho bé mỗi 6 tháng một lần hoặc khi có dấu hiệu bất thường.


Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments