Sâu răng là một căn bệnh răng miệng rất phổ biến. Hầu như ai cũng có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh. Có rất nhiều cách để phòng ngừa cũng như điều trị căn bệnh này. Nhưng cách nào mới có thể điều trị sâu răng tận gốc? Nha khoa EDEN sẽ giải đáp ngay cho bạn thắc mắc này.

trị sâu răng tận gốc
Các điều trị sâu răng tại nha khoa sẽ giúp bạn loại bỏ tận gốc mô răng sâu và phục hồi lại hình dáng và chức năng của răng. Ảnh: internet

Trị sâu răng tận gốc bằng cách nào?

Sâu răng ngoài gây đau nhức, khó chịu khi ăn uống, gây mất thẩm mỹ, còn có thể dẫn tới mất răng nếu không được điều trị kịp thời.

Do đó, điều quan trọng là bạn nên đến nha khoa để thăm khám ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc phát hiện một lỗ thủng trên răng. Nha sĩ sẽ giúp bạn điều trị sâu răng tận gốc bằng nhiều thủ thuật khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sâu răng của bạn. Các điều trị bao gồm:

1. Trị sâu răng tận gốc bằng phương pháp trám răng

Trám răng thẩm mỹ
Trám răng thẩm mỹ bằng composite. Ảnh: nha khoa EDEN

Đây là một thủ thuật giúp phục hồi một răng bị tổn thương do sâu răng, chấn thương hoặc mòn răng.

Bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan để lấy sạch mô răng bị sâu khỏi răng bạn. Sau đó lấp đầy lỗ sâu với 1 trong nhừng loại vật liệu:

  • Nhựa composite
  • Nhựa glass ionomer
  • Sứ
  • Vàng

2. Trị sâu răng tận gốc bằng phương pháp lấy tủy răng

Trường hợp sâu răng tiến triển nặng hơn, gây viêm tủy răng hoặc làm chết tủy răng – phần mô mềm nằm giữa mỗi răng, chứa đầy thần kinh và vi mạch máu – thì nha sĩ có thể tiến hành lấy tủy răng để cứu chiếc răng của bạn.

Điều trị này giúp loại bỏ viêm nhiễm, mô thần kinh, mô mạch máu và bất kỳ vùng nào bị sâu trên răng của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ sát khuẩn và băng thuốc vào ống tủy chân răng khi cần thiết. Cuối cùng, họ trám bít ống tủy ở chân răng và trám thân răng. Thậm chí họ có thể đặt một mão răng lên đó.

3. Che tủy răng

quá trình che tủy gián tiếp
Minh họa sâu răng và che tủy gián tiếp

Che tủy răng là một cách trị sâu răng tận gốc bằng cách cứu sống tủy răng trong trường hợp tủy răng chưa bị tổn thương nặng nề, chưa trở nên viêm nhiễm gây đau dữ dội hoặc kéo dài (viêm tủy không hồi phục).

Phương pháp này sử dụng các vật liệu có tính tương hợp sinh học cao, tác dụng như lớp che chở, bảo vệ cho tủy răng. Tạo điều kiện tốt cho tủy răng phục hồi, làm giảm đau ê và các triệu chứng gây khó chịu khác. Đồng thời, giảm khả năng bị sâu tái phát cho răng.

4. Mão răng

Có nên bọc răng sứ
Bọc răng sứ là việc thực hiện mão răng sứ, giúp bảo vệ các răng yếu

Đối với tình trạng sâu răng nặng, phá hủy nhiều mô răng, nha sĩ có thể làm một chụp răng hay mão răng – một răng giả có hình dạng như thân răng thật, rỗng ở bên trong để bao phủ toàn bộ răng thật và gắn dính cố định lên đó.

Trước khi mão răng được gắn cố định. Nha sĩ vẫn phải làm sạch toàn bộ mô sâu răng, thậm chí trám răng và lấy tủy răng (nếu cần thiết).

5. Trị sâu răng tận gốc bằng phương pháp nhổ răng

Nhổ răng có thể là lựa chọn duy nhất khi răng bị sâu hoặc hư hỏng quá nặng. Không thể sửa chữa bằng trám răng hoặc mão răng (bọc răng sứ).

Khi sâu răng không được điều trị kịp thời. Tủy răng có thể bị vi khuẩn tấn công bởi sâu răng sẽ dẫn đến viêm tủy, chết tủy. Nếu bệnh diễn tiến thành nhiễm trùng nặng hơn như áp xe quanh chóp răng, nang quanh chóp răng,…mà không thể điều trị tủy thành công. Thì nhổ răng là giải pháp cần thiết để tránh sự lan rộng của nhiễm trùng.

6. Điều trị sâu răng giai đoạn khởi phát

Nha sĩ có thể phát hiện sâu răng sớm trong các buổi khám răng định kỳ và điều trị sâu răng ngay cả khi nó chưa hình thành một lỗ thủng trên răng. Một điều trị với fluor hoặc các phương pháp điều trị sâu răng không xâm lấn (không khoan) khác có thể được sử dụng.

Những liệu pháp này đều nhằm phục hồi lại men răng đã mất khoáng (tái khoáng hóa), và phòng ngừa sâu răng quay lại.

Các bước điều trị sâu răng tận gốc tại nha khoa

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

thăm khám trước khi tẩy trắng
Ảnh thực tế tại nha khoa EDEN

Bước đầu tiên này giúp nha sĩ kiểm tra tình trạng chiếc răng đang bị sâu, và thăm khám “sức khỏe” cho cả những chiếc răng khác. Để phát hiện kịp thời các bệnh lý răng miệng nếu có.

Các bước thăm khám thường bao gồm:

  • Nha sĩ có thể hỏi bạn về các cơn đau răng, ê buốt răng gần đây
  • Kiểm tra tình trạng răng miệng bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng
  • Chụp các phim X-Quang cần thiết
  • Nha sĩ có thể cần thêm các phương tiện test và máy quét khác để phát hiện và đánh giá tình trạng sâu răng – tủy răng, kích thước và mức độ phức tạp của lỗ sâu (nếu cần thiết)

Từ dữ liệu đầy đủ nha sĩ mới chỉ định cho bạn các phương pháp điều trị sâu răng phù hợp nhất và đưa ra các lời khuyên lựa chọn để cân bằng chi phí và ích lợi.

Bước 2: Tiến hành điều trị sâu răng

Nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô răng sâu và thực hiện các phương pháp phục hình răng phù hợp.

Phương pháp che tủy răng hoặc lấy tủy răng có thể được thực hiện nếu sâu răng đã lan xuống tủy răng gây tổn thương hoặc chết tủy.

Bước 3: Hướng dẫn cách chăm sóc

Sau các bước điều trị, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng phù hợp tùy theo từng điều trị. Tuy nhiên, vệ sinh răng miệng đúng cách là điều mà mỗi người nên luôn luôn thực hiện để đảm bảo sâu răng không “quay trở lại”.

Ngoài ra, nha sĩ cũng có thể kê toa thuốc giảm đau hoặc hẹn lịch tái khám nếu cần thiết.

Phòng ngừa sâu răng tái phát

Trên thực tế, một số biện pháp tại nha khoa có thể giúp bạn điều trị sâu răng tận gốc. Nhưng điều này không có nghĩa là bệnh sâu răng sẽ không xảy ra với bạn thêm bất kỳ lần nào nữa. Do đó ngoài các bước điều trị sâu răng chuyên nghiệp tại nha khoa, bạn cũng cần “hợp tác” với nha sĩ để phòng ngừa sâu răng bằng cách:

Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Chải răng nhẹ nhàng, 2-3 lần/ngày, mỗi lần chải 2-3 phút
  • Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn
  • Cạo lưỡi sau mỗi lần chải răng
  • Nên bổ sung thêm nước súc miệng

Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần

Bằng cách này, nha sĩ có thể phát hiện sâu răng sớm và điều trị ngay trước khi sâu răng làm thủng một lỗ trên răng của bạn.

Ngoài ra, các bước làm sạch răng tại nha khoa cũng sẽ giúp bạn có hơi thở thơm mát, ngăn ngừa tình trạng tụt nướu do vôi răng tích tụ lâu ngày và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

  • Không nên ăn vặt quá nhiều lần trong ngày
  • Hạn chế thực phẩm có nhiều đường: nước ngọt, kẹo, bánh ngọt, nước trái cây có đường,..
  • Nên giảm lượng đồ ăn, nước uống có nhiều axit: nước uống có ga, cà phê, rượu, bí ngô, các loại hạt,…

Những thực phẩm giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng:

  • Các loại trái cây và rau quả giàu chất xơ
  • Thực phẩm giàu canxi
  • Kẹo cao su không đường
  • Nước trà xanh không đường
  • Nước uống có bổ sung chất fluoride

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments