“Liệu có đủ để răng được loại bỏ vi khuẩn cũng như mảng bám hoàn toàn bằng cách chải răng và dùng chỉ nha khoa tại nhà không?” Hầu như là không đủ, bạn sẽ thường thấy vôi răng xuất hiện dưới chân răng mặc dù bạn đã luôn chải răng đều đặn mỗi ngày. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên làm sạch răng tại nha khoa ít nhất 6 tháng/ lần. Nó khác với làm sạch răng tại nhà ở điểm nào? Cùng nha khoa EDEN tìm hiểu nhé.
Làm sạch răng tại nha khoa là gì?
Làm sạch răng tại nha khoa thường là một quy trình gồm 6 bước cơ bản như:
Tuy nhiên, nếu nha sĩ thăm khám và phát hiện bạn có các vấn đề khác về răng miệng thì quy trình sẽ được bổ sung thêm các bước cần thiết khác.
Làm sạch răng tại nha khoa có cần thiết?
“Tôi có thể làm sạch răng tại nhà bằng cách chải răng và dùng chỉ nha khoa đều đặn” – đây là suy nghĩ của rất nhiều người. Nó thực sự đúng nhưng chưa đủ. Vì làm sạch răng tại nhà nó sẽ khác với làm sạch răng tại nha khoa.
Bạn có thể loại bỏ vi khuẩn hoặc các mảnh vụn thức ăn còn sót lại sau bữa ăn bằng các bước vệ sinh răng miệng hằng ngày, nó là thói quen tốt được nha sĩ khuyến khích. Nhưng bạn cũng cần phải đến nha khoa để làm sạch tổng thể ít nhất 2 lần/ năm.
Nha sĩ sẽ loại bỏ mảng bám, cao răng,.. bằng các dụng cụ chuyên dụng và bạn không thể nào làm sạch chúng bằng cách vệ sinh răng miệng thông thường. Bên cạnh đó, sức khỏe răng miệng bạn cũng cần được kiểm tra định kỳ. Nên, làm sạch răng tại nha khoa là hoàn toàn cần thiết.
Làm sạch răng tại nha khoa có đau không?
Đôi khi, sẽ có tiếng động lạ trong quá trình làm sạch răng bằng các dụng cụ chuyên dụng và làm bạn lo lắng.
Dù vậy, các bước khám hay vệ sinh răng thường không ra bất kì cơn đau nào. Nếu có, thì chỉ một chút khó chịu ở hàm.
Nếu bạn vẫn chưa hình dung được, nha khoa EDEN sẽ vẽ từng nét chữ để diễn tả các bước nha sĩ thường làm trong quy trình khám răng định kỳ nhé.
Sau đây là 6 bước trong quá trình làm sạch răng:
Bước 1: Khám sức khỏe răng miệng
Bước đầu tiên, nha sĩ sẽ khám răng tổng quát. Sử dụng một chiếc gương nhỏ đưa vào miệng để nhìn rõ xung quanh răng và nướu của bạn. Giúp kiểm tra các vấn đề như:
Và còn rất nhiều vấn đề tiềm ẩn khác ở răng miệng mà bạn không thể nào tự mình phát hiện tại nhà.
Nếu nhận thấy các bệnh lý nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiến hành chụp thêm vài tấm phim để kiểm tra. Các nghiệm pháp như đo túi nha chu, test nhuộm màu mảng bám,… sẽ được thực hiện nếu cần thiết để có 1 hồ sơ bệnh án tổng quát hoàn chỉnh về răng miệng cho bạn.
Sau đó bác sĩ mới chỉ định và tư vấn cho bạn mức độ của điều trị dành cho bạn. Số lần hẹn để cạo vôi răng thường từ 1-2 lần, đôi khi là 3 lần. Các điều trị nha chu bổ sung khác sẽ được thực hiện tiếp theo.
Nếu như sức khỏe răng miệng bạn tốt, thì quy trình sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn.
Bước 2: Loại bỏ mảng bám và vôi răng
Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ lấy đi những mảng bám răng và vôi răng tích tụ trên bề mặt răng, đường viền nướu bằng dụng cụ rung siêu âm chuyên dụng.
Quá trình này giúp bảo vệ răng khỏi các bệnh lý nguy hiểm xảy ra khi vôi răng hình thành lâu ngày và không được vệ sinh sạch sẽ.
Bạn có thể nghe thấy tiếng động lạ nhưng hầu như không gây đau đớn.
Đối với tình trạng vôi răng quá nhiều, đè lên nướu răng. Nướu sẽ bị tụt khỏi chân răng sau khi cạo vôi và có thể cần thực hiện cấy vạt – ghép nướu. Quy trình này tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạ.
Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên cạo vôi răng định kỳ để tránh gặp phải tình trạng trên.
Việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa sẽ giúp ngăn ngừa mảng bám tích tụ và cứng lại thành vôi răng. Khi cao răng đã hình thành, chỉ có nha sĩ mới có thể giúp bạn loại bỏ nó.
Bước 3: Đánh bóng răng bằng máy
Bề mặt răng thường trở nên khô ráp sau bước cạo vôi răng, nên bác sĩ phải dùng tay khoan chậm với các đầu như bàn chải để đánh bóng mặt răng. Đây là cách tuyệt vời để làm sạch sâu và loại bỏ hết vôi răng còn sót lại.
Tiếng kêu của tay khoan máy có thể làm bạn lo sợ nhưng hãy yên tâm, vì chúng hoạt động rất nhẹ nhàng.
Bác sĩ thường dùng kết hợp các loại bột đánh bóng chuyên dụng với nhiều mùi hương thú vị như các loại kem đánh răng.
Các đầu mũi đánh bóng khác nhau như silicone, chổi lông sẽ được sử dụng để làm nhẵn láng bề mặt răng hiệu quả tuỳ mỗi trường hợp.
Việc đánh bóng này quá thường xuyên có thể làm mòn men răng nhưng nó sẽ an toàn khi bạn thực hiện 2 lần/ năm tại các nha khoa uy tín.
Bước 4: Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa
Việc bạn làm sạch kẽ răng ở nhà sẽ ít hiệu quả hơn nhiều lần so với việc thực hiện tại nha khoa.
Bác sĩ có thể tiếp cận được sâu hơn bằng chỉ nha khoa đến những chỗ bạn không thể làm được tại nhà. Hoặc phát hiện ra những điểm chảy máu nướu do viêm nướu – vôi răng.
Việc dùng chỉ nha khoa sau giúp lấy đi những mảnh vụn vôi còn sót lại, làm trơn láng kẽ răng và giúp bác sĩ kiểm tra những vùng răng còn chưa được sạch.
Bước 5: Súc miệng
Sau khi dùng chỉ nha khoa, cần súc miệng lại kỹ càng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn rơi rớt trong miệng.
Bạn sẽ được dùng nước súc miệng loại có fluoride hoặc loại sát khuẩn,… tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Bước 6: Áp dụng phương pháp điều trị bằng florua
Bước cuối cùng này sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng trong vài tháng. Tùy trường hợp mà nha sĩ sẽ khuyến khích thực hiện hay không.
Có 3 phương pháp:
Fluor dùng tại chỗ
Fluor toàn thân
Điều trị fluor chuyên sâu
“Fluor dùng tại chỗ được bôi trực tiếp lên men răng. Một vài ví dụ như kem đánh răng có fluor và nước súc miệng, cũng như bôi fluor tại phòng nha.
Fluor toàn thân là khi fluor được đưa vào cơ thể ví dụ như nước flour hóa và chế độ ăn có bổ sung fluor. Hiệu quả giảm sâu răng đạt tối đa khi kết hợp cả hai biện pháp tại chỗ và toàn thân.” – theo yhoccongdong.com
Điều trị fluor chuyên sâu
Nếu bạn có nguy cơ sâu răng từ trung bình đến cao, việc điều trị fluor chuyên sâu là vô cùng cần thiết.
Flour thường ở các dạng: dung dịch, gel, kem bọt hoặc vani. Nha sĩ có thể thực hiện bằng một trong số các cách sau:
Dùng bông gòn hay bàn chải để bôi trực tiếp lên răng
Dùng như nước súc miệng
Đặt vào một cái khay và giữ trong miệng khoảng vài phút
Flour tại nha khoa sẽ có nồng độ cao hơn nồng độ fluor có trong kem đánh răng hoặc nước súc miệng được bán bên ngoài ở các nhà thuốc hay cửa hàng nên hiệu quả vượt trôi hơn.
Nha sĩ có thể yêu cầu bạn không súc miệng hay ăn uống ít nhất 30 phút sau khi điều trị để có thể hấp thu flour và phục hồi những vùng sâu răng cực nhỏ.
Điều trị fluor chuyên sâu có thể được chỉ định mỗi 3 – 6 tháng/ năm hay 12 tháng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.
(Điều trị fluor chuyên sâu: tham khảo yhoccongdong.com)
Khi nào nên làm sạch răng tại nha khoa?
Làm sạch răng tại nha khoa được các chuyên gia khuyến khích thực hiện ít nhất 2 lần/ năm dù bạn không cảm thấy đau hay nhức răng. Trong đó chụp X-quang có thể được thực hiện 1 lần/ năm tùy trường hợp.
Việc khám răng định kỳ ở trẻ em cũng cần phải được đảm bảo thực hiện đều đặn theo. Bình thường là 6 tháng/ lần. Nếu bé gặp phải các bệnh về răng hoặc răng mọc lệch thì sẽ cần phải thăm khám nhiều lần hơn. Trám răng cũng sẽ được khuyến khích cho trẻ em để ngăn ngừa sâu răng ở những vùng khó vệ sinh được sạch sẽ.
Bên cạnh đó, bạn phải tìm hiểu và chọn cho mình một nha khoa uy tín và chất lượng đề đồng hành trong thời gian dài. Nha khoa EDEN tự tin với các đánh giá vô cùng hài lòng của khách hàng từ thái độ nhân viên đến kỹ thuật chuyên môn của các bác sĩ và trang thiết bị hiện đại tân tiến.
Ngăn ngừa mảng bám và cao răng bằng cách nào? Xem tại đây.