
Sâu răng là một bệnh răng miệng rất phổ biến. Tác hại của nó là làm hỏng răng và gây đau nhức, khó chịu cho bạn,…Nếu không được điều trị, cơn đau sẽ càng dữ dội. Dẫn đến viêm tủy, hoại tử tủy răng. Bài viết này sẽ mách bạn một số cách chữa sâu răng tại nhà, giúp ngăn chặn tạm thời các triệu chứng cũng như hạn chế được phần nào sự tiến triển của sâu răng.

Sâu răng là gì?
Sâu răng, hay được gọi là răng sâu, xảy ra khi axit phá vỡ bề mặt cứng của răng – là một lỗ hình thành trên răng của bạn.
Các lỗ sâu răng bắt đầu có kích thước rất nhỏ và dần trở nên lớn hơn khi chúng không được điều trị. Một số cách chữa sâu răng tại nhà có thể giúp ngăn chặn sâu răng ở giai đoạn đầu, nghĩa là trước khi những lỗ nhỏ xuất hiện trên răng.
Thức ăn và vi khuẩn còn tích tụ lại sau khi ăn sẽ tạo thành một lớp màng dính trên răng và dọc theo đường viền nướu. Nó có tên gọi là mảng bám (bựa răng). Vi khuẩn trong mảng bám sẽ chuyển hóa đường và tinh bột có trong thức ăn thành axit phá hủy men răng, lâu ngày dẫn tới sâu răng. Trong đó, Streptococcus mutans là một loại vi khuẩn gây sâu răng.
Mảng bám hình thành ở đâu?

Mảng bám sẽ dễ hình thành ở những nơi mà thức ăn đọng lại và khó làm sạch sau khi ăn, ví dụ như:
- Kẽ răng
- Xung quanh miếng trám, đặc biệt khi miếng trám bị mẻ, vỡ
- Trũng rãnh các răng sau, các vết nứt trên răng
- Đường viền nướu
Thậm chí, mảng bám vẫn có thể tích tụ trên bề mặt răng của bạn, nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn.
Tác hại của mảng bám
Nếu bạn không thường xuyên đến nha sĩ để loại bỏ mảng bám, lâu ngày nó có thể gây ra một số tác hại như:
- Gây sâu răng.
- Gây viêm nướu.
- Dẫn đến sự hình thành cao răng (vôi răng). Cao răng nếu không được loại bỏ định kỳ, có thể gây tụt lợi, các bệnh về nướu, hơi thở có mùi hôi,…
- Phá hủy toàn bộ tổ chức nâng đỡ răng. Khi mảng bám không được loại bỏ, lâu ngày có thể gây ra bệnh nha chu – tình trạng viêm nhiễm của tổ chức quanh răng, ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng.
Bằng cách vệ sinh răng miệng đúng khoa học. Bạn có thể ngăn ngừa được mảng bám tích tụ, và ngăn ngừa sâu răng.
Khi sâu răng đã phát triển, làm ảnh hưởng đến cấu trúc thân răng. Bạn cần được thăm khám và điều trị chuyên nghiệp bởi nha sĩ để đảm bảo bệnh không tiến triển thêm.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo một số cách chữa sâu răng tại nhà dưới đây để giúp tăng cường kháng hóa men răng và ngăn ngừa răng sâu tiến triển. Khi chưa sắp xếp được thời gian để đến gặp nha sĩ.
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chải răng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa hằng ngày có thể giúp bạn đẩy lùi sâu răng ở giai đoạn khởi phát.
Sử dụng florua đã được thử nghiệm như một cách giúp phòng ngừa sâu răng. Bạn có thể mua kem đánh răng có chứa fluor cao. Hoặc bổ sung chất fluor tại chỗ trên bề mặt răng tại nha khoa, nhằm tăng cường kháng hóa men răng. Đặc biệt có lợi cho người có nguy cơ cao bị sâu răng.
2. Cách chữa sâu răng tại nhà: súc miệng với dầu dừa
Súc miệng với dầu dừa có nguồn gốc từ một hệ thống Hindu truyền thống của người Ấn Độ (Ayurveda).
Một đánh giá năm 2017 đã chỉ ra rằng: có bằng chứng khoa học cho thấy súc miệng với dầu dừa có thể làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng, kiểm soát mảng bám và hỗ trợ phòng ngừa viêm nướu.
Thực hiện đơn giản như sau:
- Cho 1-2 thìa dầu dừa vào trong miệng
- Sục và ngậm trong miệng khoảng 15 phút
- Nhổ dầu dừa vào thùng rác thay vì bồn rửa mặt vì nó có thể đóng cứng lại gây tắc nghẽn cống thoát nước
- Súc miệng lại với nước và chải răng như bình thường
3. Súc miệng với nha đam
Gel nha đam (gel lô hội) có thể giúp chống lại vi khuẩn gây sâu răng. Tác dụng kháng khuẩn có trong loại gel này có thể ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn trong miệng.
Một nghiên cứu năm 2017 đã phát hiện rằng. Sử dụng gel lô hội với dầu cây trà (dầu tràm trà) sẽ giúp khử trùng khoang miệng hiệu quả. Tương đương với việc sử dụng chất khử trùng truyền thống chlorhexidine.
Cách làm:
- Tách bỏ vỏ của lá nha đam. Đảm bảo phần thịt còn lại không còn dính nhựa vàng của lá
- Nghiền nhỏ phần thịt nha đam
- Lọc lấy nước và dùng súc miệng
Cần nghiên cứu thêm về đặc tính kháng khuẩn trong nha đam có thể giúp ngăn ngừa sâu răng. Dù vậy, bạn vẫn có thể thử cách này do nó lành tính và rất dễ tìm nguyên liệu để thực hiện.
4. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất axit phytic

Một số người cho rằng, axit phytic được coi là một chất phản dinh dưỡng, góp phần tăng nguy cơ sâu răng vì nó cản trợ sự hấp thụ khoáng chất từ thực phẩm. Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu hụt khoáng chất, bao gồm các khoáng chất như: sắt, kẽm và canxi.
Do đó, họ nghĩ rằng. Việc cắt giảm những loại thực phẩm chứa axit phytic ra khỏi khẩu phần ăn cũng là một cách ngăn ngừa sâu răng.
Axit phytic được tìm thấy nhiều trong ngũ cốc và các loại hạt và đậu, bao gồm các loại sau:
- Bắp
- Cơm
- Lúa mì
- Đậu Hà Lan
- Lúa mạch đen
- Đậu tây
- Đậu tằm
- Đậu mắt đen
- Đậu hải quân
- Quả óc chó
- Đậu nành
- Vừng
- …
Mặc dù không có nghiên cứu nào liên quan đến ảnh hưởng của loại chất này đến các khoáng chất trong men răng. Nhưng bạn cũng nên hạn chế những loại thực phẩm chứa axit phytic để hạn chế tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
5. Bổ sung vitamin và khoáng chất
Canxi, phốt pho và magie là những khoáng chất tạo nên cấu trúc răng. Trong đó, vitamin D có vai trò quan trọng trong việc:
- Bảo vệ răng khỏi sâu răng, làm chậm quá trình khởi phát và tiến triển của sâu răng
- Giải phóng canxi trong nước bọt để khoáng hóa men răng
- Giúp răng chắc khỏe
Ngoài ra, chỉ bổ sung vitamin D mà không có magie sẽ dẫn đến men răng bị mềm. Nguy cơ bị sâu răng tăng cao. Vì vậy, bạn nên bổ sung đầy đủ 3 chất này để giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng thật tốt.
6. Hạn chế ăn hoặc những thực phẩm có đường
Một chế độ ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là thường xuyên ăn hoặc uống những loại thực phẩm có nhiều đường. Là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sâu răng. Vì vi khuẩn trong miệng sẽ hấp thụ và biến đường thành axit hủy hoại men, và gây sâu răng.
Do đó, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh kèm theo vệ sinh răng miệng đúng cách. Có thể giúp chữa sâu răng ở giai đoạn khởi phát.
7. Cách chữa sâu răng tại nhà: sử dụng rễ cam thảo

Đặc tính kháng khuẩn có trong rễ cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn Streptococcus mutans, một loại vi khuẩn gây sâu răng.
Một nghiên cứu năm 2019 nhận thấy rằng, các đặc các đặc tính kháng khuẩn của chiết xuất rễ cam thảo có thể so sánh với nước súc miệng có thành phần chính là chlorhexidine và mạnh hơn nước súc miệng có fluor.
Mặc dù chưa có minh chứng về công dụng của rễ cam thảo trong việc chống sâu răng. Tuy nhiên, rễ cam thảo có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong miệng. Nên nhiều người tin rằng, nó có thể hỗ trợ chữa sâu răng.
8. Nhai kẹo cao su không đường
Theo kết quả của một nghiên cứu năm 2015, nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn sẽ làm tăng lưu lượng nước bọt, trung hòa axit do vi khuẩn sinh ra, hỗ trợ phòng ngừa sâu răng.
9. Sử dụng vỏ trứng
Vỏ trứng chứa hơn 90% canxi. Dùng kem đánh răng có chiết xuất từ vỏ trứng có thể giúp men răng khỏe mạnh và ngăn ngừa sâu răng.
Ngoài ra, đánh răng với vỏ trứng cũng có tác dụng giúp loại bỏ các mảng bám.
Bạn có thể bổ sung vỏ trứng bằng cách mua bột vỏ trứng làm sẵn ở các cửa hàng uy tín. Hoặc bạn cũng có thể tự làm bột vỏ trứng tại nhà bằng cách giã nát, xay vỏ trứng sau khi đã rửa sạch và đun sôi để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
Lưu ý:
- Bạn có thể làm một lần nhiều vỏ trứng để sử dụng dần. Nhưng đảm bảo hãy phơi khô vỏ trước khi nghiền.
- Mỗi ngày chỉ nên ăn 2,5 gam vỏ trứng là đủ.
- Đảm bảo không ăn các mảnh vỏ trứng lớn nếu trong quá trình nghiền nát không kỹ còn sót lại. Vì chúng có thể gây trầy xước niêm mạc miệng và cổ họng.
Khi nào tôi cần đến nha sĩ?
Các cách chữa sâu răng tại nhà đa phần chỉ là giải pháp tạm thời giúp ngăn ngừa sâu răng, hỗ trợ cho men răng chắc khỏe và không có tác dụng đặc trị. Nên bạn cần đến khám nha sĩ ngay khi phát hiện răng có vấn đề bất thường.
Trường hợp sâu răng ở giai đoạn khởi phát, bạn có thể ngăn ngừa nó tiến triển nếu vệ sinh răng miệng đúng cách và ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, sâu răng giai đoạn đầu hầu như là không có triệu chứng gì nhiều và bạn rất khó để có thể nhận biết. Đó là lí do vì sao nhiều người chỉ biết họ bị sâu răng khi nhận thấy một lỗ hổng bất thình lình xuất hiện trên răng.
Vì vậy, thăm khám nha sĩ là điều cần thiết không những khi sâu răng là làm ảnh hưởng đến men răng, ngà răng. Mà ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng nào, khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Điều này là một thói quen tốt giúp ngăn ngừa sâu răng, bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng và tiết kiệm chi phí điều trị.