Khi sâu răng lan rộng làm viêm tủy, viêm nướu, lấy đi nhiều cấu trúc răng. Thì trong một số trường hợp, nha sĩ vẫn có thể cứu sống chiếc răng đó bằng nhiều phương pháp thay vì chỉ định nhổ răng. Vì một nha sĩ có tâm và có tầm luôn cố gắng bảo tồn răng thật tối đa. Vậy, nhổ răng sâu được thực hiện trong trường hợp nào? Cùng nha khoa EDEN tìm hiểu nhé.
Các giai đoạn của sâu răng
Giống như nhiều căn bệnh khác. Sâu răng cũng có nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu của sâu răng rất dễ điều trị. Đặc biệt ở giai đoạn khởi phát – khi sâu răng chưa gây đau nhức.
Trường hợp sâu răng không xảy ra ở mặt “chính diện”, mà ở các mặt sau của răng, các răng cối phía trong. Sẽ rất khó để bạn có thể biết được mình đang bị sâu răng. Đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyến khích chúng ta nên khám nha khoa định kỳ. Thói quen này cực kỳ tốt giúp ngăn ngừa sâu răng; phát hiện kịp thời và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng nếu có.
Sâu răng có mấy giai đoạn? Bạn hãy xem ngay 4 giai đoạn của sâu răng ngay dưới đây.
4 giai đoạn của sâu răng
– Giai đoạn 1: sâu men răng – xuất hiện các đốm trắng trên răng. Nếu không được điều trị, sâu răng sẽ tiếp tục tiến triển, các đốm trắng chuyển sang nâu và bắt đầu hình thành các lỗ sâu nhỏ trên răng.
– Giai đoạn 2: sâu ngà răng – bạn bắt đầu cảm nhận được sự đau nhức, ê buốt răng khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
– Giai đoạn 3: viêm tủy hồi phục – Cấu trúc tủy chứa thần kinh và mạch máu, dẫn truyền các kích thích tạo nên cảm giác cho răng. Nếu sâu răng tiếp tục qua được 1/2 lớp ngà răng, vi khuẩn trong lỗ sâu có khả năng tấn công vào tủy răng thông qua các ống ngà. Tạo cảm giác đau nhức, ê buốt răng dữ dội. Nướu răng có thể bị viêm nhiễm và sưng tấy.
– Giai đoạn 4: viêm nha chu, viêm tủy không hồi phục (chết tủy) – răng bị chết tủy có thể dẫn đến dạng nhiễm trùng được gọi là áp xe quanh chóp răng. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có khả năng lan rộng đến các vùng khác của cơ thể như xoang hàm, xương hàm, thậm chí não, tim,…Lúc này, nhổ răng sâu là giải pháp cần thiết để tránh sự lan rộng của nhiễm trùng.
Nhổ răng sâu được chỉ định khi nào?
Để điều trị triệt để tình trạng sâu răng. Nha sĩ luôn phải thăm khám kỹ lưỡng để xem xét mức độ sâu, kích thước và mức độ xâm lấn tổ chức xung quanh. Để có được phương pháp điều trị thích hợp. Tránh việc chỉ định sai, chỉ định nhổ răng khi chiếc răng vẫn còn có thể cứu sống được.
Trường hợp răng sâu đến mức độ không thể cứu chữa. Thì nhổ răng sâu là một cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của bạn. Tránh sự lây lan của nhiễm trùng, bảo vệ các mô và răng xung quanh.
Để có được chỉ định đúng, bác sĩ phải thật sự dày dặn kinh nghiệm, trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, luôn tận tâm và nghĩ đến lợi ích, sức khỏe của khách hàng. Do đó, nếu bạn chọn đúng nha khoa uy tín. Sẽ không phải lo lắng gì cả.
Trường hợp sâu răng cần thiết phải nhổ bỏ:
Răng bị sâu nặng, lỗ sâu quá lớn không thể tái tạo được
Khi sâu răng diễn tiến đến mức độ phá hủy quá nhiều đến cấu trúc răng thật. Khiến răng bị yếu, lung lay. Không thể phục hồi lại hình dáng cũng như chức năng bằng phương pháp trám hay mão răng. Nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ, và họ có thể đề xuất trồng lại răng mới bằng phương pháp cầu răng sứ hoặc trồng răng implant. Đặc biệt đối với các răng cửa, có thể dễ dàng nhìn thấy khi bạn cười, nói.
Việc nhổ răng có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng. Nhưng việc giữ lại chiếc răng này thật sự còn khiến bạn phải chịu “hành hạ” gấp nhiều lần. Và nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Răng bị hư tủy, viêm tủy không hồi phục
Tủy răng là phần nằm trong cùng, ở giữa răng, chứa thần kinh và mạch máu. Giúp duy trì sự sống cho răng. Cũng như dẫn truyền các kích thích tạo nên cảm giác cho răng. Bạn có thể mường tượng tủy răng giống như là “trái tim” của răng. Khi răng bị sâu đến mức độ gây hoại tử tủy, gây nhiễm trùng nặng, gây tiêu xương hoặc làm cho răng bị lung lay nhiều. Hoặc răng sâu chết tuỷ vỡ quá lớn. Thì chiếc răng đó cũng xem như đã chết. Không thể cứu sống được nữa.
Trường hợp răng bị hoại tử tủy không thể nội nha (lấy tủy) được, bao gồm cả những răng thất bại trong điều trị nội nha do có cấu trúc chân răng bất thường, điều trị tuỷ sai,… kết quả cuối cùng là phải loại bỏ chiếc răng này.
Các cơn đau đầu, đau nhức răng, ê buốt dữ dội,… là dấu hiệu cảnh báo tủy răng bị ảnh hưởng nặng. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng này. Hoặc các cơn đau răng ở mức độ nhẹ, các đốm đen bất thường trên răng. Bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Nhổ răng sâu có đau không?
Mặc dù hai từ “nhổ răng” khiến không ít người cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Nhưng thực chất bạn sẽ được gây tê trước khi thực hiện. Nên quá trình sẽ diễn ra trơn tru mà không mang đến cảm giác đau nhức hay quá khó chịu cho bạn.
Trường hợp đối với các răng hàm, răng khôn. Quá trình phục hồi có thể lâu hơn do răng có kích thước lớn, nhiều chân răng. Huyệt ổ răng cũng to hơn đối với các răng cửa, răng nanh. Nên mất nhiều thời gian để cơ thể có thể lấp đầy ổ răng và tự chữa lành vết thương. Và bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức, hoặc thậm chí là sưng má sau đó.
Đừng quá lo lắng, nếu quá trình nhổ răng đúng kỹ thuật, cảm giác ê buốt, đau nhức có thể gặp sau khi nhổ răng sẽ tự biến mất sau vài ngày. Trong quá trình đó bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau, hoặc uống thuốc theo chỉ định của nha sĩ để cảm thấy dễ chịu hơn.
Nếu cơn đau khi nhổ răng làm bạn lo lắng, hãy xem ngay quy trình nhổ răng không đau bằng máy siêu âm Piezotome – một sản phẩm nha khoa hiện đại và tối ưu.
Nhổ răng sâu không đau bằng máy siêu âm Piezotome
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ nha khoa. Thủ thuật nhổ răng hiện nay không còn đáng phải lo sợ như trước đây. Đặc biệt khi áp dụng công nghệ siêu âm piezotome, giúp giảm thiểu tổn thương đến các cấu trúc mô mềm, hạn chế chảy máu trong quá trình nhổ răng. Sẽ giúp bạn xóa bỏ nỗi lo về cơn đau sau khi nhổ răng. Và thời gian bình phục cũng sẽ nhanh hơn so với nhổ răng bằng phương pháp truyền thống. (Phương pháp này đã và đang được áp dụng tại nha khoa EDEN)
Nhổ răng sâu có rủi ro gì không?
- Máu chảy liên tục, không cầm được
- Sốt nặng, cảm giác ớn lạnh – dấu hiệu cảnh báo sự nhiễm trùng
- Buồn nôn
- Tức ngực và khó thở
- Viêm ổ răng khô – cục máu đông không được hình thành trong ổ răng, hoặc bị biến dạng, bị bong ra, xương ổ sẽ bị lộ ra ngoài
- Sốc phản vệ, dị ứng hoặc ngộ độc với thuốc tê
- Tổn thương dây thần kinh
Nếu nhận thấy triệu chứng khác thường sau khi nhổ răng. Bạn nên liên hệ ngay với nha sĩ để được khắc phục kịp thời. Một điều quan trọng là bạn nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín, để đảm bảo quá trình thăm khám kỹ lưỡng, nhổ răng đúng kỹ thuật, bác sĩ đủ trình độ chuyên môn. Để hạn chế tối đa các biến chứng sau khi nhổ răng sâu.
Mẹo giúp vết thương mau lành sau khi nhổ răng
Tốc độ hồi phục của mỗi người có thể không giống nhau do cơ địa, chế độ sinh hoạt, tình trạng răng,…của mỗi người thường khác nhau. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện một số mẹo dưới đây. Sẽ giúp bạn tăng tốc độ chữa lành vết thương. Và phòng ngừa một số biến chứng sau khi nhổ răng sâu.
Lưu ý sau khi nhổ răng sâu
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: chải răng nhẹ nhàng, tránh chải ngay vị trí vừa nhổ răng. Nhưng vẫn đảm bảo chải ở các vùng khác và dùng chỉ nha khoa hằng ngày. Có thể bổ sung thêm nước súc miệng diệt khuẩn.
- Làm theo hướng dẫn và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có): nha sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau tùy vào từng tình trạng của mỗi bệnh nhân. Điều quan trọng là bạn cần uống thuốc đúng liều. Và đừng bao giờ làm trái những lời dặn vô cùng quan trọng của bác sĩ sau khi nhổ răng.
- Tránh hoạt động gắng sức trong 2 ngày: bạn hãy dành cho bản thân nhiều thời gian để nghỉ ngơi sau khi nhổ răng. Để cơ thể mau chóng hồi phục. Và cũng đừng chơi các môn thể thao hay khiêng vác đồ nặng, chạy nhảy trong 2 ngày đầu tiên.
Chế độ ăn uống
Bạn nên tránh ăn thức ăn cứng và giòn sau khi nhổ răng. Thay vào đó, hãy bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng các loại thức ăn mềm, chẳng hạn như: súp, chuối, khoai tây nghiền, sữa chua Hy Lạp, cháo, bún nước,… Lưu ý: không nên ăn khi thức ăn còn quá nóng.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng sử dụng ống hút và tránh các động tác như hút, rít, mút,…vì điều này có khả năng làm bong cục máu đông trong ổ răng.
Cách giảm đau sau khi nhổ răng
- Bạn có thể súc miệng với nước muối ấm để diệt khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và giúp bảo vệ vùng răng vừa được điều trị.
- Nếu cảm thấy đau nhức, sưng tấy. Ngoài uống thuốc theo chỉ định, bạn cũng có thể thay phiên chườm nóng và lạnh để giảm đau.