Răng cửa bị sâu có trám được không? Câu trả lời là có. Không chỉ phục hồi lại được, mà phương pháp trám răng cửa bị sâu hiện nay còn giúp mang lại vẻ đẹp tự nhiên không khác gì răng thật. 

trám răng của bị sâu
Răng cửa bị sâu vẫn có thể phục hồi bằng phương pháp trám răng trong một số trường hợp. Ảnh: internet

Vai trò của răng cửa?

Răng cửa là hai chiếc răng nằm ngay “chính diện” của mỗi hàm (hàm trên và hàm dưới). Nó đảm nhận vai trò chia nhỏ thức ăn.

Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy răng cửa khi cười, nói. Nên khi răng cửa xảy ra bất cứ vấn đề gì, đều sẽ gây mất thẩm mỹ cho cả hàm răng lẫn khuôn mặt.

Nguyên nhân gây sâu răng cửa

sâu răng cửa
Không vệ sinh răng miệng thường xuyên có thể dẫn tới sâu răng. Ảnh: internet

Mặc dù sâu răng thường xảy ra ở các răng hàm. Nhưng nó cũng có thể xảy ra với răng cửa. Mà nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Thói quen ăn uống: ăn vặt quá nhiều lần trong ngày; thói quen ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn hoặc nước uống có tính axit
  • Không vệ sinh răng miệng thường xuyên: không dùng chỉ nha khoa và chải răng 2-3 lần mỗi ngày

Nguyên nhân gây sâu răng cửa ở trẻ em

trẻ em sún răng
Sún răng là tình trạng hay gặp ở trẻ em. Ảnh: internet

Trẻ em thường bị sâu răng cửa là do:

  • Trẻ bú bình khi ngủ
  • Trẻ ăn hoặc uống các thực phẩm có nhiều đường trước khi ngủ
  • Không vệ sinh răng miệng mỗi ngày

Mặc dù răng sữa có thể rụng nhưng nếu chiếc răng này mắc các bệnh lý mà không được điều trị. Nó sẽ ảnh hưởng đến chiếc răng vĩnh viễn mọc sau của trẻ.

Đó là chưa kể đến sâu răng cửa sẽ làm mất thẩm mỹ cho nụ cười của bé. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích nên cho trẻ đi thăm khám nha sĩ ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Vừa là để thăm khám sức khỏe răng miệng tổng thể cho bé. Vừa là để cha mẹ có thể biết được các kiến thức hữu ích để có thể giúp trẻ ngăn ngừa các vấn đề như:

  • Sâu răng
  • Sún răng
  • Viêm lợi
  • Viêm tủy
  • Viêm loét miệng

Răng cửa bị sâu có trám được không?

trám răng thẩm mỹ răng cửa bằng composite
Trám răng thẩm mỹ răng cửa bằng composite tại nha khoa EDEN

Thực ra, việc trám răng cửa có thể dễ hơn so với răng hàm. Nhưng cần phải đảm bảo tỉ mỉ và màu sắc phải giống với răng thật để trông thật tự nhiên khi cười, nói.

Trường hợp nên trám răng cửa

  • Răng cửa bị thưa
  • Răng cửa bị sứt mẻ hoặc gãy
  • Răng cửa bị mòn cổ hoặc men răng
  • Răng cửa bị vết đen do sâu răng

Trám răng cửa bị sâu được thực hiện như thế nào?

Cùng xem qua quy trình trám răng hiện đại 1 lần hẹn tại nha khoa EDEN:

  • Bước 1: khám và chụp phim X-quang
  • Bước 2: gây tê răng (tùy vào mức độ phức tạp lỗ sâu, bạn có thể được gây tê răng hoặc không cần gây tê)
  • Bước 3: chuẩn bị răng trám – nha sĩ sẽ làm sạch và chuẩn bị lỗ sâu (đặc biệt sẽ tốt hơn nếu nha sĩ đặt một đê cao su xung quanh răng, giúp ngăn ngừa nước bọt và vi khuẩn xâm nhập vào vùng răng đang làm việc)
  • Bước 4: lấy mô răng sâu – sử dụng tay khoan nha khoa với các mũi khoan phù hợp để lấy đi các mô sâu chứa vi khuẩn và phần mô răng mềm không nâng đỡ được cho miếng trám.
  • Bước 5: chuẩn bị xoang trám – chuẩn bị phần khung để nhồi chất trám vào theo hình dạng răng (nếu tạo tiếp xúc vùng kẽ răng không đúng có thể gây nhồi nhét thức ăn sau trám răng, dẫn đến viêm nướu, nhiễm trùng và sâu răng…).
  • Bước 6: sát khuẩn, trám nền, trám lót bảo vệ tủy răng.
  • Bước 7: đặt chất trám và tạo hình giải phẫu răng.
  • Bước 8: Đánh bóng và hoàn thiện miếng trám.

Các loại vật liệu trám răng hiện nay

Có nhiều loại vật liệu trám răng khác nhau, bao gồm:

Loại vật liệu nào phù hợp để trám răng cửa?

Thật ra, vật liệu nào cũng có thể dùng để trám răng cửa. Nhưng loại mang đến sự tự nhiên, có màu giống với răng thật nhất, phù hợp để trám những chiếc răng “chính diện” thì vật liệu Composite là lựa chọn hàng đầu.

Ưu điểm của phương pháp trám răng cửa bị sâu bằng composite

  • Chi phí khá thấp.
  • Đa dạng: có thể được sử dụng để phục hồi các răng bị sứt mẻ, gãy hoặc mòn.
  • Trám theo phương pháp xâm lấn tối thiểu: nghĩa là ít lấy đi mô răng thật nhất.
  • Liên kết với cấu trúc răng: vật liệu trám composite thực sự liên kết vi lưu cơ học với cấu trúc răng, hỗ trợ thêm cho răng về độ cứng và độ bền của miếng trám.
  • Tính thẩm mỹ cao: có độ bóng và màu giống với màu răng tự nhiên.

Các phương pháp điều trị khác

răng sứ veneer
Ảnh minh họa răng sứ veneer (internet)

Trường hợp sâu răng đã làm mất đi mô răng thật quá nhiều. Không thể phục hồi lại tốt bằng thủ thuật trám răng, nha sĩ có thể đề xuất một số phương pháp khác phù hợp hơn, chẳng hạn như:

Các phương pháp này thực ra đều mang lại vẻ thẩm mỹ, tính tự nhiên không thua kém gì so với thủ thuật hàn răng. Thậm chí độ bền của một mão sứ có thể lên đến 20 năm. Cũng vì vậy mà chi phí thường sẽ cao hơn.

Trám răng cửa bị sâu giá bao nhiêu?

Cùng tham khảo bảng giá trám răng cửa bị sâu tại nha khoa EDEN:

Trám Composite Tiêu Chuẩn 300.000 – 600.000
Trám Composite Cao Cấp 500.000 – 800.000
Trám Composite Cao Cấp Đặc Biệt 700.000 – 1.000.000

Tùy vào vật liệu trám, mức độ sâu răng của bạn mà bác sĩ sẽ báo cho bạn tổng chi phí cho toàn bộ quá trình.

Chi phí phát sinh

Chi phí phát sinh nghĩa là những chi phí cho các điều trị khác, cần thiết phải thực hiện để đảm bảo điều trị tận gốc, triệt để các bệnh lý mà chiếc răng cửa đang mắc phải. Các thủ thuật có thể bao gồm:

Trám răng cửa bị sâu có đau không?

Nhiều người lo lắng trám răng sẽ gây đau nhức, khó chịu. Nhưng thực ra thủ thuật này thường không gây đau đớn. Trường hợp cần phải lấy tủy hoặc bác sĩ tiên liệu được có thể sẽ gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho bạn. Thì bác sĩ sẽ gây tê trước khi trám.

Nếu bạn vẫn cảm thấy gây tê là một quá trình “gian khổ” mặc dù thời gian để hoàn thành chỉ tính bằng giây. Bạn có thể trình bày với nha sĩ, họ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái với phương pháp “gây tê không đau” – bôi tê trước khi tiến hành tiêm.

Phòng ngừa sâu răng bằng cách nào?

Răng cửa nằm ở vị trí dễ dàng nhìn thấy. Và cũng rất dễ dàng để vệ sinh được sạch sẽ. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể phòng sâu răng cửa bằng cách:

  • Chải răng 2-3 lần mỗi ngày, chải nhẹ nhàng, mỗi lần chải 2-3 phút
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày
  • Hạn chế ăn thức ăn có nhiều đường và có tính axit.
  • Uống đủ hoặc nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày
  • Lấy cao răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần
  • Đến nha khoa thăm khám ngay khi bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường trên răng

Phòng ngừa sâu răng cho trẻ bú bình

  • Lấy bình sữa ra ngay sau khi bé bú xong
  • Tránh tình trạng cho trẻ bú bình mà không có người trông nom
  • Lau nướu thật sạch cho trẻ sau mỗi lần bú bình bằng khăn nhỏ hoặc miếng gạc
  • Dắt trẻ đi khám răng định kỳ mỗi năm 2 lần

– Theo: Healthline


Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Đăng Ký Gói Trải Nghiệm 0Đ