5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, bọc răng sứ là một trong những điều trị giúp phục hình răng khá phổ biến. Nó ngoài giúp tạo ra một lớp hàng rào bảo vệ răng. Còn giúp mang lại vẻ đẹp tự nhiên, trắng sáng cho răng. Nhưng liệu bọc răng sứ có đau không? Bác sĩ của nha khoa EDEN sẽ giải đáp thắc mắc này ngay cho bạn.

 

bọc răng sứ có đau không
Bọc răng sứ ngoài giúp bảo vệ, phục hồi chức năng cho răng, còn mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng. Ảnh: internet

Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ có thể hình dung như bạn chụp một chiếc mũ bao toàn bộ lên một chiếc răng bị hư hỏng, nên được gọi là “mão răng sứ”. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng quá trình này cần sự tinh tế và kỹ năng của bác sĩ. Để đảm bảo độ chính xác và tính an toàn cho sức khỏe răng miệng lâu dài.

Lợi ích

  • Phục hồi kích thước, hình dạng của răng bị hư tổn do sâu răng hoặc chấn thương
  • Cải thiện chức năng ăn nhai của răng
  • Bảo vệ phần răng còn lại hoặc răng yếu
  • Mang lại vẻ đẹp tự nhiên và trắng sáng hơn cho hàm răng
  • Thay thế một hay nhiều răng đã mất nằm kề cận nhau bằng phương pháp cầu răng sứ. Nha sĩ có thể phục hồi một hoặc nhiều chiếc răng giả với 2 hoặc nhiều trụ cầu hai bên chỗ mất răng. Các trụ cầu này là sự bọc mão lên các răng thật kế bên đã được mài nhỏ.

Cầu Răng

Có các loại sứ nào?

Hiện nay, có 3 loại sứ nha khoa phổ biến nhất dựa theo bản chất vật liệu sứ:

  • Sứ thiêu kết hay sứ đắp
  • Sứ thủy tinh
  • Sứ oxit hay sứ zirconia

Hoặc phân loại răng sứ theo cấu tạo có hay không có kim loại:

  • Răng sứ kim loại
  • Răng sứ toàn sứ

Mỗi loại sứ có ưu và nhược điểm khác nhau, tùy vào vị trí và mục đích sử dụng.

Trường hợp nào cần làm răng sứ?

Một số tình trạng mà nha sĩ khuyến khích thực hiện mão răng sứ:

  • Răng bị gãy hoặc mòn răng
  • Răng có lỗ sâu quá lớn không thể phục hồi tốt bằng các phương pháp trám
  • Răng bị đổi màu
  • Răng bị sâu nặng cần lấy tủy răng – mão răng sẽ giúp cải thiện chức năng ăn, nhai của răng và bảo vệ khỏi sự nứt mẻ răng
  • Mất răng – cần làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant để trồng răng

Tuy nhiên, một số người làm răng sứ để cải thiện vẻ bề ngoài của răng, còn gọi là răng sứ thẩm mỹ. Nhằm mang lại một hàm răng đều, đẹp, trắng sáng và tự tin hơn trong công việc hoặc đời sống.

Bọc răng sứ có đau không?

Quá trình điều trị phục hồi mão răng sứ hay còn gọi là ‘bọc răng sứ” thường không đau đớn, do bạn sẽ được bác sĩ gây tê tại chỗ trước khi thực hiện. Nếu có đau, thì có thể là cảm giác đau rất nhỏ ngay khi bác sĩ tiêm thuốc tê cho bạn. Và nó sẽ hết ngay lập tức.

Thời gian phục hồi sau điều trị có thể bạn sẽ cảm thấy ê buốt răng một ít khi nhai, cắn, đánh răng hay dùng chỉ nha khoa. Do thuốc tê lúc này đã hết tác dụng nhưng cảm giác này hầu như là hoàn toàn bình thường. Nó cũng sẽ tự động biến mất sau vài ngày. Điều quan trọng là bạn phải làm theo hướng dẫn của nha sĩ sau điều trị.

Quy trình bọc mão răng sứ

bọc răng sứ
Làm răng sứ mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho nụ cười. Ảnh: internet

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

  • Trong trường hợp đơn giản: bọc răng sứ có thể được thực hiện ngay.
  • Trong trường hợp phức tạp: nha sĩ sẽ phải lấy dấu 2 hàm, chụp phim, chụp hình để nghiên cứu. Sau đó hẹn bạn một lần hẹn khác để tư vấn chi tiết hơn rồi mới bắt đầu làm răng sứ.

Bước 2: Chuẩn bị

Nha sĩ sẽ tiến hành mài bớt mô cứng bên ngoài của răng thật đến khi đạt được hình dạng mong muốn. Phần được mài bớt sẽ được thay thế bởi răng sứ bao bọc bên ngoài.

Bên cạnh đó, sâu răng cũng sẽ được loại bỏ, để lại mô răng thật lành mạnh. Nếu mô răng thật còn lại ít, không đủ để nâng đỡ cho răng sứ, nha sĩ sẽ trám răng để tái tạọ lại thân răng. Hoặc các hình thức khác phục hồi lại phần lõi nâng đỡ cho răng sứ – cùi răng, hay chốt tủy răng, chốt, cùi giả,…

Có thể nướu răng và tình trạng nha chu của răng bọc sứ cũng cần được can thiệp trước khi lấy dấu. Các điều trị như cắt nướu laser, điều chỉnh xương ổ răng, điều trị nha chu viêm,… sẽ được chỉ định. (Bỏ qua bước này khi cần có thể dẫn đến các hậu quả như viêm nướu sau bọc sứ, chảy máu nướu, mất răng,…)

Bước 3: Lấy dấu và so màu răng

Nha sĩ sẽ lấy dấu răng, so màu răng, và gửi cho bộ phận lab làm răng sứ. Lab sẽ chế tác răng sứ bao bọc bên ngoài răng, vừa vặn với cùi răng trên miệng.

Bước 4: Làm răng tạm

Trong khi chờ đợi răng sứ được hoàn thiện (tùy theo số lượng răng sứ và thời gian mong muốn của bạn mà thời gian sẽ dao động từ vài ngày đến cả tuần), nha sĩ sẽ che phủ bảo vệ cùi răng bằng răng tạm.

Bước 5: Thử răng sứ

Bước này, nha sĩ sẽ thử răng sứ lên cùi răng (phần thân răng đã được mài).

Kế tiếp, răng sứ sẽ được điều chỉnh để đảm bảo tiếp xúc chính xác, vừa vặn với cùi răng và các răng lân cận.

Răng sứ ngoài đảm bảo tính thẩm mỹ, cũng cần phải có được chức năng bình thường như răng thật.

Bước 6: Gắn cố định răng sứ

răng sứ thẩm mỹ
Ảnh thực tế tại nha khoa EDEN.

Nha sĩ sẽ tiến hành gắn dán để cố định răng sứ vào cùi răng sau khi đảm bảo bạn đã hài lòng về nó. Tuy nhiên, lần đầu tiên nha sĩ chỉ gắn tạm thời trong miệng, để có thể dễ dàng tháo ra khi bạn muốn chỉnh sửa thêm.

Nếu màu sắc của răng sứ làm bạn chưa hài lòng và mong muốn được điều chỉnh. Nha sĩ sẽ giúp bạn trong lần hẹn tiếp theo.

Các nguyên nhân gây đau sau khi bọc răng sứ

Bọc răng sứ xong không hẳn là răng sẽ được bảo vệ hoặc hoàn toàn không đau, sự thành công của điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Các nguyên nhân thường gây đau hoặc khó chịu sau khi bọc răng sứ:

Sâu chân răng hoặc sâu răng

Răng sứ hoàn toàn không bị sâu, nhưng chân răng của bạn vẫn có thể bị sâu như bình thường. Đặc biệt, sâu răng dễ dàng hình thành ở vùng tiếp xúc giữa răng thật và răng sứ vừa được mão.

Có thể bạn sẽ thắc mắc: “Làm sao răng có thể sâu được khi chiếc răng sứ đã bọc hoàn toàn lên chiếc răng thật?”

Suy nghĩ này không hề sai. Tuy nhiên, nếu trình độ tay nghề bác sĩ không tốt. Việc mão răng sứ không sát khít với cùi răng thật sẽ tạo kẽ hở ở vị trí tiếp xúc. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn bám vào và phát triển một cách nhanh chóng. Do bạn hầu như không thể làm sạch tốt được “khe hở” này.

Nếu không được điều trị, sâu răng sẽ âm thầm lan sâu vào tủy răng gây đau nhức dữ dội. Lúc này, bạn phải cần đến thủ thuật chữa tủy răng.

Do đó, bạn cần chọn cho mình một nha khoa uy tín để tránh những “hậu quả khó lường”. Tốn thêm thời gian, công sức, tiền bạc và phải chịu thêm các cơn đau khác.

Sự nhiễm trùng

Đôi khi, chiếc răng thật của bạn đã bị sâu lan sâu đến tủy – gây viêm tủy. Lúc này, bạn cần được điều trị tủy trước khi thực hiện mão răng.

Nhưng cũng có thể nha sĩ khi mài răng chuẩn bị bọc răng sứ đã cố tình hoặc vô ý làm lộ phần tủy răng. Nếu không xử lý đúng, tủy răng sẽ bị viêm nhiễm. Nó có thể gây đau ngay sau bọc mão răng, hoặc tủy răng từ từ chết đi (hoại tử) và gây đau một thời gian sau đó.

Không phải nhất định phải lấy tủy răng trước khi bọc răng sứ cho tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, nếu việc chữa tủy là cần thiết cho bạn nhưng lại không được thực hiện. Có thể sẽ gây ra nhiễm trùng nặng dẫn tới áp xe, và lây lan sang các răng lân cận.

Các dấu hiệu nhận biết sự nhiễm trùng:

Răng thật nứt gãy hoặc mão răng sứ bị mẻ

Răng sứ bị nứt, vỡ lâu ngày có thể ảnh hưởng đến thân răng hoặc cùi răng gây đau nhẹ. Răng ê buốt khi ăn hoặc uống đồ nóng, lạnh. Hoặc răng nhạy cảm với không khí do vết nứt trên răng.

Cần liên hệ ngay với nha sĩ nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường sau thủ thuật.

Tật nghiến răng

Tật nghiến răng hay thói quen nghiến răng khi ngủ vào ban đêm sẽ gây một áp lực mạnh và thường xuyên lên thân răng. Đặc biệt là chiếc răng đã mão răng sứ. Điều này sẽ gây đau nhức và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng tổng thể. Răng sứ có thể bị mẻ, gây lộ phần răng bên trong, dễ bị sâu răng tấn công và gây đau.

Tụt nướu răng

Việc nướu răng tụt xuống gây lộ chân răng và viền của răng sứ, sẽ làm bạn cảm thấy đau nhói và ê buốt. Nguyên nhân có thể do bạn chải răng quá mạnh. Lâu ngày, mảng bám sẽ tích tụ và gây ra các bệnh ở nướu răng.

Bọc răng sứ bị hở viền

Phần mão sứ không vừa khít với cùi răng và nướu có thể gây khó chịu cho bạn. Cảm thấy đau khi nhai hoặc cắn xuống có thể do mão răng nằm ở vị trí chưa đúng, quá cao. Vì vậy, mão răng sứ cần phải được điều chỉnh phù hợp với khớp cắn tương tự như các răng thật.

Nếu cảm thấy bất thường ở vị trí được mão sứ khi nhai, bạn cần phải liên hệ ngay với nha sĩ. Tình trạng này lâu ngày có thể dẫn tới đau hàm, đau đầu và các biến chứng nguy hiểm khác.

Đau nướu do thủ thuật bọc răng sứ

Cơn đau này có thể là bình thường sau khi làm răng sứ. Nhưng nếu nó kéo dài quá 2 tuần, bạn cần phải thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân. Can thiệp quá thô bạo trong khi điều trị của nha sĩ, có thể gây ra đau nướu sau khi hết thuốc tê.

Viêm nướu và viêm nha chu

Các bệnh nha chu diễn ra bắt nguồn từ sự tích tụ mảng bám, hoặc do có tác động lên nướu răng làm nó bị viêm nhiễm (viêm nướu).

Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh nha chu sau khi bọc răng sứ là vị trí đường viền (đường hoàn tất) được thực hiện sai bởi nha sĩ. Sự xâm phạm quá sâu vào “khoảng sinh học” quanh răng, hoặc sự gồ ghề, hở viền,…của răng sứ nơi viền nướu đều có thể dẫn đến viêm nướu.

Nếu không điều trị, thậm chí là thay thế răng sứ mới, bệnh có thể diễn tiến nặng thành viêm nha chu, gây phá hủy xương và làm răng bị lung lay, Thậm chí mất răng.

Cách giảm đau sau khi bọc răng sứ

Uống thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như Ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol) có thể giúp bạn vượt qua sự khó chịu sau khi bọc răng sứ.

Súc miệng bằng nước muối

nước muối
Nước muối có nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Ảnh: internet

Đây là cách đơn giản nhưng có thể giúp bạn giảm đau và giảm viêm sau điều trị.

Thực hiện bằng cách trộn 1/2 muỗng cà phê muối với một ít nước ấm (không pha quá mặn). Súc miệng khoảng 30 giây và nhổ ra. Có thể lặp lại nhiều lần trong ngày.

Giảm đau bằng thảo dược

Khoa học tuy chưa chứng minh được tính hiệu quả của các loại thảo dược dưới đây. Nhưng chúng đã được nhiều người sử dụng để giảm đau răng và nó thực sự mang lại hiệu quả. Bao gồm:

  • Tỏi
  • Nghệ
  • Gừng
  • Đinh hương
  • Hoa cúc

Cần tránh

Bên cạnh thực hiện các biện pháp giúp giảm đau răng. Bạn cần tránh một số điều có thể làm tăng cơn đau nhức sau khi bạn vừa bọc răng sứ:

  • Thực phẩm có độ dính, ngọt và cứng
  • Thực phẩm nóng, lạnh
  • Cắn, nhai mạnh. Đặc biệt, tránh cắn xé vật phẩm
  • Nghiến răng. Bạn nên đeo dụng cụ bảo vệ miệng khi ngủ nếu bạn có tật nghiến răng. Hoặc hỏi ý kiến nha sĩ về một số biện pháp hiệu quả khác.

Cách ngăn ngừa đau răng sau khi làm răng sứ

Hãy đảm bảo vệ sinh răng miệng thật tốt để ngăn ngừa cơn đau sau khi bọc răng sứ, bằng cách:

  • Chải răng nhẹ nhàng, ít nhất 2 phút/ lần và 2 lần/ ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn
  • Thăm khám nha khoa thường xuyên để kiểm tra mão răng và sức khỏe răng miệng tổng thể.

Bên cạnh đó, bạn cần tránh nhai nước đá và các vật cứng gây tác động mạnh lên răng.


Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Đăng Ký Gói Trải Nghiệm 0Đ